Tôm càng xanh chờ lũ

Mô hình nuôi tôm mùa lũ đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây, thậm chí còn được nhân rộng ra nhiều địa phương khác.
Sống chung với lũ đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nam bộ, riêng đối với bà con nuôi TCX thì việc mong chờ một mùa lũ lại còn có ý nghĩa hơn, bởi vì “có lũ tràn đồng thì tôm mới trúng lớn”.
Nếu như những năm trước đây, theo đúng quy luật tự nhiên thì đầu tháng 7 âm lịch đã thấy nước lũ ngấp nghé chân ruộng.
Lúc này người dân đã thả tôm từ trước đó 2 - 3 tháng, rào lưới cẩn thận quanh vuông nuôi, chỉ chờ nước tràn đồng là tôm sẽ phát triển rất nhanh.
Tuy nhiên, từ 2 - 3 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa lũ hàng năm không còn tuân theo quy luật thường niên nữa mà lên xuống bất thường, thậm chí là không có lũ về.
Yếu tố quyết định giúp mô hình nuôi tôm mùa lũ phát triển nhanh chóng trong thời gian vừa qua chính là giúp người dân tận dụng được ưu thế của nước lũ.
Nếu như trên cùng diện tích bà con chỉ có thể trồng 2 vụ lúa ĐX và HT, khi lũ về chỉ bỏ trống đất thì nay tận dụng để nuôi TCX với lợi nhuận có thể lên đến hàng trăm triệu đồng cho 1 ha.
Nước lũ tràn qua vuông nuôi giúp tôm có môi trường sống lý tưởng, hàm lượng oxy hòa tan luôn ổn định ở mức cao, chất lượng nước tốt, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào… Chính vì vậy mà tôm mau lớn, hình thức đẹp, năng suât có thể lên đến 2 tấn/ha.
Còn người nuôi thì nhẹ công chăm sóc do không tốn thêm khoản chi phí để mua các loại hóa chất xử lý môi trường, chi phí thức ăn cũng giảm. Như vậy mùa lũ đã mang lại lợi ích kép cho bà con nuôi tôm.
Thế nhưng đến thời điểm này, mực nước trên các sông vẫn đang thấp hơn cùng kỳ năm 2014 từ 0,6 - 0,7 m. Năm 2014, mực nước lũ đã không đủ cao để chảy tràn qua các cánh đồng.
Năm nay, với diễn biến mực nước lũ như vậy, dự báo lại một năm nữa lũ không về với bà con nuôi tôm.
Hầu hết tôm trong ao nuôi đã được 3 - 4 tháng tuổi, lưới rào chắn xung quanh cũng đã được bà con chuẩn bị từ trước, giờ chỉ việc chờ nước dâng cao tràn qua vuông nuôi.
Vẫn còn 2 đợt triều cường (con nước) vào giữa và cuối tháng 8 (âm lịch). Nếu như đến thời điểm đó mà mực nước vẫn lên chậm thì xem như người nuôi tôm sẽ có một vụ mùa nữa khó khăn.
Để thay đổi được thói quen SX theo cách cũ của người nuôi tôm là điều không dễ. Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến thời tiết bất thường như hiện nay đòi hỏi họ phải thích ứng để tiếp tục phát triển.
Chủ động điều khiển chất lượng nước bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học mới vào quá trình nuôi sẽ là giải pháp mang tính then chốt.
Các hộ nuôi đã quen với hình thức nuôi tôm phụ thuộc vào lũ, giờ đây khi lũ không về, các khoản chi phí đầu vào đều phải tăng cao.
Tốn thêm tiền mua các loại hóa chất cải tạo môi trường, bơm nước, thuốc điều trị bệnh… Đã vậy tôm lại chậm lớn, tôm càng xào nhiều, năng suất chỉ còn từ 1 - 1,2 tấn/ha.
Tôm chậm lớn, bán không được giá, một số hộ đã thua lỗ nhiều năm giờ không còn đủ vốn để tiếp tục nuôi nữa. Một số hộ khác vẫn tiếp tục với nghề nuôi TCX bởi vì “không biết nuôi con gì khác” hay vẫn đang trông chờ vào một mùa nước lũ đẹp đầy may rủi.
Chưa bao giờ, người nuôi tôm lại cảm nhận đầy đủ những tác hại trực tiếp của biến đổi khí hậu như hiện nay.
Cần tìm ra một hướng đi mới cho TCX, không thể phụ thuộc vào nước lũ tự nhiên mãi được. Giải pháp thiết thực nhất là phải có một quy trình nuôi tôm trong ao kín hoàn toàn, đê bao được làm cao hơn, mực nước được giữ ở độ sâu thích hợp, áp dụng các tiến bộ về khoa học vào hệ thống nuôi như quạt đảo nước, sử dụng các loại vi sinh ổn định môi trường...
Để làm được điều đó cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành chuyên môn, đặc biệt là các cá nhân, tổ chức nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực thủy sản.
Người nuôi cũng cần được tập huấn để nắm bắt được các kỹ thuật nuôi mới, từ bỏ thói quen theo mô hình cũ. Có như vậy, mô hình nuôi TCX mới có thể tồn tại và phát triển bất chấp mực nước lũ hàng năm.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, TX.Ngã Bảy là một trong những địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về số xã đạt chuẩn NTM. Hiện Ngã Bảy đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu trở thành địa phương đầu tiên của tỉnh hoàn thành chương trình xây dựng NTM ở các xã trên địa bàn thị xã trong năm 2015.

Đang phun thuốc cho 1,3ha lúa của gia đình, ông Lê Văn Lên, nông dân ở ấp 11, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, cho biết: “Không phải đến thời điểm này mới phun thuốc phòng bệnh cho lúa, mà ngay từ khi lúa hơn 20 ngày tuổi là nông dân chúng tôi đã chủ động trong vấn đề này.

Vào thời điểm này, người đến đặt mua hoa kiểng của HTX Nông nghiệp Huỳnh Dân ở thị xã Ngã Bảy ra vào liên tục. Cứ 5 đến 10 phút là có khách đến hỏi, đặt hàng. Với vị trí thuận lợi là nằm ngay ngã ba cửa ngõ vào thị xã Ngã Bảy và tuyến quốc lộ về tỉnh Sóc Trăng, nên HTX buôn bán rất thuận lợi, từ bán lẻ đến cung cấp sỉ cho các cơ sở khác.

Đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Để ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, vụ chiêm xuân năm nay huyện tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình khuyến nông nhằm chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao gắn với việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời luôn xác định mục tiêu vụ xuân là tiền đề, tạo động lực cho các vụ tiếp theo, UBND xã đã chỉ đạo các thành viên ban chỉ đạo sản xuất; HTX dịch vụ nông nghiệp và các trưởng khu dân cư khuyến cáo, tuyên truyền bà con thực hiện đúng khung lịch thời vụ của tỉnh, huyện giao.