Tiêu Điểm Gieo Sạ - Xuân Khê Vực Phục, Nhân Nghĩa Thí Điểm Mô Hình
Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.
Trong chuyến đi này chúng tôi chọn hai xã làm tiêu điểm để phản ánh về gieo sạ đó là Xuân Khê và Nhân Nghĩa huyện Lý Nhân (Hà Nam), vì ở đây người dân và cán bộ xã đã cùng chung sức chung lòng, quyết tâm xây dựng mô hình gieo sạ tại vụ Xuân 2011.
Xã Xuân Khê (Lý Nhân) cách đây 4 năm đã sớm đưa gieo sạ vào sản xuất, song không thành công như mong đợi, cho nên mô hình này trong suốt những năm qua không được bà con áp dụng. Bí thư Đảng ủy xã – ông Nguyễn Văn Lâm kể lại: Vụ mùa năm 2007, theo chủ trương gieo sạ của tỉnh, xã đã triển khai xây dựng hơn 10ha gieo sạ, vừa là vụ thí điểm đầu tiên chưa có kinh nghiệm lại áp dụng ngay trong vụ Mùa gặp thiên tai và sâu bệnh, nên lúa bị táp lá đổ cây, năng suất thấp, khiến bà con nông dân chán nản không mặn mà với gieo sạ.
Đến vụ Xuân năm 2011 này, từ những kinh nghiệm rút ra ở vụ Mùa 2007 và sự thành công liên tiếp trong gieo thẳng của tỉnh, chúng tôi cùng bà con quyết tâm xây dựng lại mô hình gieo sạ để làm tiền đề mở rộng diện tích cho các vụ sau ở địa phương.
Để vận động bà con tham gia, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ các mô hình “sống” ở các địa phương đã thành công trong gieo sạ, rồi tập huấn kỹ thuật gieo và chăm sóc, áp dụng chính sách hỗ trợ chi phí ngâm hạt giống và hỗ trợ một phầng thuốc trừ cỏ, đặc biệt giao cho trưởng thôn có nhiệm vụ tổ chức ngâm thóc giống tập trung và xử lý hạt giống cho bà con, nhằm đảm bảo sự đồng đều mộng mạ.
Tại thôn Nam của xã, hai bác Liên, Bình mới đầu còn lóng ngóng kéo nông cụ sạ hàng, vì đây là lần đầu tiên cấy lúa theo cải tiến máy sạ, nhưng chỉ sau một lúc được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, hai bác đã thao tác thuần thục và rất phấn khởi bởi sự nhàn hạ từ máy sạ mang lại. Vụ Xuân này, xã Xuân Khê gieo cấy với 80% lúa lai gồm các giống nhị ưu 986, Syn6, HYT100, Thục hưng 6, còn 20% là lúa thuần chất lượng như HT6, SH2, TH6… Tại thôn Nam của xã có khoảng 70 hộ tham gia gieo sạ với diện tích trên 6,4ha.
Ông Sự (chủ nhiệm HTX Xuân Khê) cho biết: Chủ yếu các xã viên đã nhận thức được hiệu quả của gieo sạ, nên rất ủng hộ và phấn khởi nhiệt tình tham gia. Xã tập trung gieo cấy từ 14/2 dương lịch, tính đến 16/2 toàn xã đã gieo sạ lúa trên 21,6ha. Hiện nay toàn xã đã đầu tư 5 nông cụ gieo sạ được huy động hết công suất để đảm bảo tiến độ kết thúc gieo sạ vào 20/2 này.
Như vậy ở Xuân Khê sau 4 năm bỏ quên gieo sạ, đến nay theo guồng phát triển của cả tỉnh, lãnh đạo xã và bà con nông dân cũng đã thức tỉnh, mạnh dạn phục dựng lại mô hình gieo sạ vốn đã tiên phong thí điểm. Khác với Xuân Khê, xã Nhân Nghĩa cùng huyện thì đây là vụ đầu tiên xã làm mô hình gieo sạ. Bằng sự quyết tâm xây dựng, HTX đã hỗ trợ những hộ làm điểm 100% giống; thuốc BVTV; thuốc và công đánh chuột; bảo vệ ruộng đồng và một phần công cày bừa, nên đã thu hút được 29 hộ nông dân tham gia cùng trên cánh đồng.
Ngoài ra còn có một số hộ làm gieo sạ tự phát, điển hình như bác Vũ Văn Khoát ở thôn Đức Ngoại – xã Nhân Nghĩa vừa thảnh thơi kéo sạ vừa bộc bạch: Theo sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Hà Nam, gia đình đã tự phát gieo thẳng lúa bằng nông cụ sạ hàng đến nay là vụ thứ 4 và gieo sạ 100% diện tích 1,7 mẫu. Với gia đình bác, gieo sạ thật đơn giản, luôn kịp thời vụ, giảm công lao động mà năng suất lại cao.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 27.6, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ với sự tham gia trực tuyến của đại diện 63 tỉnh, thành trong cả nước để bàn về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 cũng như giải pháp trong 6 tháng cuối năm.
Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.
Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó
Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.
Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.