Toàn Tỉnh Tăng 23 Trang Trại Chăn Nuôi

Hiện nay, toàn tỉnh có 548 trang trại chăn nuôi, tăng 23 trang trại so với năm 2013. Trong đó có 253 trang trại chăn nuôi lợn với tổng số 58 nghìn con; 295 trang trại chăn nuôi gia cầm với tổng số 1,3 triệu con… Các trang trại mới tăng chủ yếu chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp: Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam…
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, số trang trại chăn nuôi tăng như vậy là một tín hiệu tích cực vì trong vòng 5 năm trở lại đây, năm 2014 được xem là thời điểm gặp nhiều khó khăn trong phát triển chăn nuôi của người dân trên địa bàn tỉnh. Đầu năm, giá thịt lợn, thịt gà hơi xuống thấp nên nhiều gia trại, trang trại đã bỏ trống chuồng hoặc không tăng, tái đàn. Cá biệt có trang trại đã ngừng chăn nuôi do thua lỗ…
Được biết, để đầu tư hệ thống chuồng trại chăn nuôi, mỗi trang trại phải đầu tư từ 2 đến 6 tỷ đồng. Do đó, những trang trại mới đều có cơ sở vật chất hiện đại, quy mô chăn nuôi lớn, lên đến hàng nghìn con lợn và hàng chục nghìn con gà/trang trại.
Nguồn bài viết: http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/toan-tinh-tang-23-trang-trai-chan-nuoi-222914-108.html
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân ở Phú Yên. Tuy nhiên vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật nên thời gian gần đây dịch bệnh trên thủy sản nuôi thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi và kinh tế của địa phương.

Hiện tại anh Tuyên đang nuôi hơn một vạn con cá, gần 300 con ngan lấy thịt, hơn 400 con vịt đẻ trứng... thu lãi trên 200 triệu đồng.

Hàng trăm ha bắp vụ Hè Thu thuộc các xã Bình Trung, Bình Giã, Xuân Sơn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) có nguy cơ mất trắng do cây phát triển không đồng đều và không ra trái. Được biết đây là giống bắp NK67 - lai đơn F1có xuất xứ từ Inđonesia do Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (trụ sở đóng tại khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai) nhập khẩu và phân phối.

Bởi tính cần cù, biết tính toán và ham học hỏi, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất nên mô hình kinh tế đa canh của ông Lý Văn Mến, ấp Bà Hính, xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi cho thu nhập hơn 350 triệu đồng mỗi năm.

Ở ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, nhắc đến ông Nguyễn Văn Hoà hầu như bà con đều biết. Vì ngoài công việc của một cán bộ bảo hiểm xã hội, ông còn tranh thủ thời gian thực hiện mô hình nuôi cá nước ngọt, trồng bồn bồn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.