Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Bón Phân Theo Đặc Điểm Cây Trồng

Phương Pháp Bón Phân Theo Đặc Điểm Cây Trồng
Ngày đăng: 01/06/2012

Một chế độ bón phân cho cây trồng được coi là hợp lý, cân đối, vừa đạt hiệu quả nông học vừa đạt hiệu quả kinh tế phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

Cây trồng được cung cấp đầy đủ, cân đối và kịp thời những chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây có đủ sức khỏe đạt năng suất cao, phẩm chất tốt; duy trì và không ngừng làm tăng độ phì nhiêu (độ màu mỡ) của đất; đem lại lợi nhuận cao nhất và ổn định cho người sản xuất; phù hợp với tập quán trình độ và điều kiện sản xuất hiện tại.

Để đạt các yêu cầu trên, khi bón phân cho cây cần chú ý các vấn đề sau:

Đặc điểm của cây trồng: Mỗi loại cây trồng có đặc điểm và yêu cầu khác nhau về chất dinh dưỡng. Trong đó yêu cầu đầu tiên là phải có một năng suất nhất định. Ví dụ, muốn có năng suất lúa đạt 5 tấn/ha thì cây phải cần 80kg N nguyên chất + 55kg P2O5 + 155kg K2O. Nếu hệ số sử dụng phân bón là 60% thì yêu cầu một lượng phân bón phải có được 133,3kg N + 91,6kg P2O5 + 258kg K2O. Với các cây trồng khác cũng có thể tính toán như trên. Tức là phải đáp ứng đúng nhu cầu.

Bên cạnh đó, lượng các chất dinh dưỡng cây cần trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, từ đó phân chia lượng phân bón các loại cho từng thời gian khác nhau. Chẳng hạn cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh cần nhiều đạm (N) và lân (P), khi làm đòng và trổ lại cần nhiều kali (K) và P. Đối với cây cam được 3 - 5 năm tuổi đang cho quả, mỗi cây mỗi năm bón khoảng 150 - 200kg P2O5 bón toàn bộ sau thu hoạch cùng với phân hữu cơ, phân kali cần khoảng 60 – 120kg K2O chia 2 lần bón sau đậu quả và trước thu hoạch 1- 2 tháng. Đối với những cây thu hoạch lá hoặc giai đoạn sinh trưởng cần tăng nhanh sinh khối (cành, nhánh lá) thì phải ưu tiên phân chứa nhiều đạm (N).

Đặc điểm hệ rễ của cây để xác định vị trí bón phân tốt nhất. Cây có hệ rễ chùm ăn nông như cây lúa, ngô, nên bón chủ yếu ở đất mặt (lớp đất canh tác từ 0 - 30cm). Cây lâu năm hệ rễ phát triển hấp thụ phân bón tương ứng với hình chiếu mép tán cây, nên bón phân trong phạm vi này (chú ý kỹ thuật đào rãnh, làm bồn).

Ngoài ra cần chú ý đến tính thích ứng của cây đối với pH đất và loại phân, từ đó xác định lượng vôi (hoặc những loại chất có chứa Ca như: CaCO3, Dolomite, Thạch cao-Sulphate Canxi…) và loại phân cần bón. Nhóm cây không ưa chất Clo như thuốc lá, khoai tây, cam quýt, sầu riêng… không nên bón phân có chứa chất Clo (Cl), những loại cây này cần nâng cao pH (pH > 6,0) để tăng chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nông thôn mới cần giữ vững tiêu chí mềm Xây dựng nông thôn mới cần giữ vững tiêu chí mềm

Mặc dù nhiều địa phương đã “cán đích” xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Song để giữ vững các tiêu chí đã đạt được, tạo “cú huých” để đưa xã nhà phát triển hơn nữa là vấn đề không hề đơn giản, vì nó chịu sự tác động từ rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.

15/11/2015
Hướng phát triển mới cho cây chè Minh Long Hướng phát triển mới cho cây chè Minh Long

Không những giữ vững cây chè bản địa mà những năm trở lại đây, huyện Minh Long đã có những chủ trương, chính sách phát triển diện tích chè; đồng thời có hướng đăng ký thương hiệu để cây chè Minh Long trở thành đặc sản của tỉnh nhà.

15/11/2015
Khổ vì ruộng bỗng dưng bị nhiễm mặn Khổ vì ruộng bỗng dưng bị nhiễm mặn

Kể từ khi khu tái định cư (TĐC) Đồng Sát, thôn Long Thạnh 1, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) được xây dựng và đưa vào sử dụng cũng là lúc cánh đồng Đồng Sát – nằm ngay cạnh khu TĐC buộc phải bỏ hoang vì bị nhiễm mặn.

15/11/2015
Thăng Bình tập huấn nghề lưới rê cho ngư dân Thăng Bình tập huấn nghề lưới rê cho ngư dân

Sáng 13.11, UBND huyện Thăng Bình tổ chức lớp tập huấn nghề lưới rê hỗn hợp cho gần 100 ngư dân trên địa bàn huyện.

15/11/2015
Chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp Chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp

Huyện Đại Lộc vừa hội nghị tổng kết sản xuất ngành nông nghiệp năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016 và chỉ đạo cụ thể sản xuất vụ đông xuân 2015-2016.

15/11/2015