Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Tra Quy Mô Nhỏ Khả Năng Áp Dụng Tiêu Chuẩn Xã Hội Và Môi Trường Còn Thấp

Nuôi Cá Tra Quy Mô Nhỏ Khả Năng Áp Dụng Tiêu Chuẩn Xã Hội Và Môi Trường Còn Thấp
Ngày đăng: 02/06/2012

Ngày 29/5/2012 tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đã tổ chức hội thảo “Đánh giá khả năng áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường đối với nuôi cá tra thương phẩm trong phạm vi các hộ nuôi quy mô nhỏ tại Việt Nam” nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu và tham vấn ý kiến của các bên liên quan. Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan nghiên cứu như Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN và PTNT), Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp và An Giang và đại diện các tổ chức WWF, Oxfam Novib, Trung tâm Hợp tác quốc tế Hội Nghề cá Việt Nam (ICAFIS) đã tham dự.

Hiện nay, nuôi cá tra thương phẩm XK với quy mô lớn gồm vùng nuôi cá tra của DN, hộ nuôi lớn, hộ nuôi có liên kết với nhà máy đang chiếm phần lớn trong chuỗi sản xuất cá tra. Để nâng cao uy tín, chất lượng và đẩy mạnh XK cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới, nhiều DN và người nuôi đã chủ động tìm hiểu, đăng ký tham gia các tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản như GlobalGAP, BMP, SQF 1000CM… Tuy nhiên, trong năm 2011 nhóm hộ nuôi nhỏ vẫn cung cấp từ 30 – 40% sản lượng cá tra cho chế biến. Đây cũng là nhóm gặp nhiều khó khăn hơn khi áp dụng các tiêu chuẩn nuôi do đặc thù phát triển tự phát, phân tán tùy theo nhu cầu và giá trên thị trường và nuôi theo phương thức truyền thống.

Để tiếp cận nhóm đối tượng này, MCD đã phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) triển khai nghiên cứu trong vòng 6 tháng nhằm đánh giá hiện trạng nuôi cá tra quy mô nhỏ và khả năng áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường đối với nuôi cá tra thương phẩm của các hộ nuôi quy mô nhỏ tại tỉnh An Giang và Đồng Tháp.

Nghiên cứu lấy các tiêu chí trong Đối thoại Nuôi cá tra (PAD) là mốc tham khảo chính và đi sâu vào 3 trong 7 chủ đề chính của PAD gồm “tuân thủ pháp luật”, “ô nhiễm nước và quản lý chất thải”, và “trách nhiệm xã hội và mâu thuẫn người dùng”.

Mục tiêu của MCD là xác định các hạn chế về năng lực trong việc áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường của các hộ gia đình nuôi cá tra quy mô nhỏ; đề xuất giải pháp cho các hạn chế đã được xác định; tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản tốt (GAP).

Tại hội thảo, đại diện Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp và An Giang đã chia sẻ những khó khăn thách thức đối với mô hình nuôi cá tra quy mô nhỏ trong áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường như: cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thủy sản yếu kém, diện tích nuôi nhỏ nên không đáp ứng được thiết kế và yêu cầu về điều kiện cơ sở nuôi; thiếu nguồn vốn sản xuất do tài sản thế chấp nhỏ, ngân hàng hạn chế cho vay; chi phí đầu vào tăng và còn nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm vì giá cả đầu ra không ổn định; quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chồng chéo nhất là quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn, hóa chất; về nhận thức, người nuôi không mặn mà với nuôi thủy sản an toàn chất lượng…

Nghiên cứu của MCD cho thấy hiện trạng năng lực áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường của các hộ nuôi quy mô nhỏ là tương đối thấp, muốn cải thiện tình hình cần cố gắng thay đổi nhiều từ hầu hết các bên liên quan đến quá trình nuôi cá tra nguyên liệu, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như nỗ lực từ chính những người sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Trồng Đậu Bắp Nhật Lãi 50 Triệu Đồng/ha Ở An Giang Trồng Đậu Bắp Nhật Lãi 50 Triệu Đồng/ha Ở An Giang

Theo đánh giá mới đây của Phòng NNPTNT huyện Châu Phú (An Giang), mô hình trồng thí điểm đậu bắp Nhật tại tổ hợp tác Hưng Thịnh, xã Bình Thủy (Châu Phú) đang cho hiệu quả khá tốt.

24/05/2012
Làm Giàu Từ Hai Bàn Tay Trắng Làm Giàu Từ Hai Bàn Tay Trắng

Xuất phát từ hai bàn tay trắng, vươn lên trong khó khăn để chuyển đổi từ mô hình cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, trở thành người làm ăn hiệu quả nhất vùng chuyển đổi xã Đông Sơn (Đông Hưng - Thái Bình). Đó chính là ông Bùi Thọ Thính.

30/06/2012
Hướng Làm Giàu Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện Hướng Làm Giàu Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện

Thời gian qua, nhiều hộ gia đình tại tỉnh Đắk Nông đã tận dụng nguồn nước các lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đang mở ra một hướng làm giàu mới cho người nghèo, thiếu đất sản xuất.

09/05/2012
Tăng Thu Nhập Từ Nấm Rơm Ở Hậu Giang Tăng Thu Nhập Từ Nấm Rơm Ở Hậu Giang

Từ nhiều năm nay, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, bà con nông dân ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) tận dụng lượng rơm rạ sẵn có để trồng nấm rơm nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

21/08/2012
Tôm Nhiễm Dịch Chết Hàng Loạt Ở Hà Tĩnh Tôm Nhiễm Dịch Chết Hàng Loạt Ở Hà Tĩnh

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Hà Tĩnh thì từ đầu tháng 8 đến nay phát hiện tôm chết hàng loại do dịch bệnh đốm trắng do vius và hội chứng gan tụy của 138 hộ nuôi tại 6 xã của huyện Kỳ Anh và xã Xuân Yên ở huyện Nghi Xuân.

27/08/2012