Ngành Thủy Sản Việt Nam Đối Mặt 3 Trở Ngại Lớn
Theo các doanh nghiệp(DN) thủy sản, chi phí cho hoạt động nuôi trồng và khai khác thủy sản tăng quá lớn, thất thoát sau thu hoạch ở mức cao dẫn tới nguồn cung nguyên liệu thiếu và không ổn định. Bên cạnh đó, vấn đề thiếu nguyên liệu, khó tiếp cận tín dụng ngân hàng và các khoản phí DN phải trả cũng khiến giá cả mặt hàng thủy sản giảm sút tính cạnh tranh.
Ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Hùng Vương cho biết: “Thị trường người ta cũng không yêu cầu chúng ta phải đưa ra tần suất kiểm, trong khi chúng ta lại đưa ra tần suất kiểm kéo dài thời gian, động vốn DN, gây lãi suất cao hơn. Sức cạnh tranh sẽ giảm. Vấn đế nút thắt này nằm ở chỗ cụ thể là các cơ quan Bộ mà có liên quan cộng với vấn đề chính sách của Nhà nước đi đôi với vần đề ngân hàng cho nông nghiệp và xuất khẩu.”
Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) vốn đang rất bức xúc hiện nay, nhiều DN cho rằng, muốn giải quyết vấn đề này, không đơn thuần là tăng hình thức phạt hoặc gia tăng kiểm tra ở đầu cuối, mà phải gia tăng kiểm soát suốt cả chuỗi từ gây giống đến nuôi trồng-đánh bắt- chế biến- xuất khẩu.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Cty Thủy sản và thương mại Thuận Phước, Đà Nẵng cho biết: “ Chúng tôi chỉ là nhà đầu bếp, chế biến thôi, mà nhà đầu bếp giỏi không thể biến con cá ươn thành đĩa thức ăn thịnh soạn. Muốn thức ăn tốt thì phải kiềm tra từ đầu khâu nguyên liệu. Con tôm cũng vậy, chúng tôi không thể kiểm soát được kháng sinh của con tôm. Vì con tôm về tới chúng tôi là nó chết rồi. Con tôm nó đã mắc bệnh từ khi nó còn sống kìa. Như vậy muốn một con tôm chất lượng tốt thì phải bảo đảm nguồn giống tốt.”
VSATTP là vấn đề bức xúc của ngành thủy sản- Ảnh minh họa
Theo nhiều DN, trong năm nay, thị trường thủy sản truyền thống của VN là khối EU sẽ chững lại. Vì vậy, cần phải có những bước đi mới để mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, đây là vấn đề khó, cần sự chung tay của các DN.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Mục tiêu là đảm bảo tất cả các DN ở Việt Nam có điều kiện thuận lợi đề duy trì và phát triển thị trường ở các nước. Cái chúng tôi lo ngại là mất thị trường Nhật cho tất cả các DN. Có thể một số DN nhẹ nhàng hơn nhưng cả nước Việt Nam mất thị trường Nhật, mất thị trường Canada. Nếu bây giờ chúng ta cùng nhau bàn áp dụng một hệ thống mà không áp mất thị trường Nhật, thị trường Canada cho tất cả DN ngồi đây và các DN không có mặt thì chúng tôi hoàn toàn đồng ý để áp dụng.”
Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỉ USD và tiến tới mục tiêu xa hơn là 10 tỉ USD vào năm 2020, ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần nhiều hơn nữa những biện pháp hỗ trợ và giải tỏa kịp thời của nhà nước liên quan tới vốn, con giống và chính sách kiểm soát VSATTP thủy sản xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Nếu trước đây, đinh lăng chỉ được trồng để chơi kiểng hoặc làm rau ăn kèm thì hiện nay, tại nhiều địa phương trong cả nước, nó đã và đang được nhân rộng diện tích, phát triển theo hướng cây dược liệu. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhiều người cũng bắt đầu trồng thử nghiệm loại cây này với kỳ vọng đây sẽ là hướng đi mới giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.
Năm 2013, cả nước có khoảng 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ, tổng diện tích thả nuôi 652.612 ha, sản lượng đạt 475.854 tấn. Trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% diện tích và 79,8% sản lượng. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích thả nuôi 6.270 ha, là một trong 10 tỉnh, thành có diện tích nuôi tôm lớn trong nước.
Vài năm trở lại đây, nông dân ở một số nơi trong tỉnh Cà Mau dần được tiếp cận với loại hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đạt nhiều kết quả bước đầu. Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, phấn khởi: “Huyện Trần Văn Thời đã phát triển được loại hình này ở xã Khánh Hưng với cây thanh long ruột đỏ.
Cao su - một trong những nông sản chủ lực ở khu vực Tây Nguyên đang gặp rất nhiều khó khăn, một phần do giá mủ xuống thấp, một phần do việc xuất khẩu sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Ở nhiều vườn cao su liên kết và cao su tiểu điền, nông dân đã ngừng cạo mủ vì tiền bán sản phẩm thấp hơn chi phí.
Do thời gian qua, giá một số loại nấm đứng ở mức thấp nên mùa vụ này, nhiều nông dân trồng nấm không đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nhu cầu tiêu thụ bịch phôi nấm không cao bằng các vụ nấm khác trong năm. Hiện lượng nấm mèo khô tồn tại các trại nấm còn khá nhiều vì giá thu mua thấp, chỉ có từ 70-72 ngàn đồng/kg.