Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm Lối Đi Cho Rau An Toàn

Tìm Lối Đi Cho Rau An Toàn
Ngày đăng: 16/10/2014

Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm sạch và an toàn trở thành bức thiết đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một nghịch lý đang tồn tại là khi người nông dân bắt đầu sản xuất rau an toàn thì họ lại vướng phải nhiều rào cản từ thị trường tiêu thụ.

Khai hoang thị trường

Lấp Vò là một trong những huyện tiên phong trong thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn gắn với thị trường tiêu thụ của tỉnh. Sau thời gian thực hiện mô hình đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: tổ chức và hướng dẫn nông dân sản xuất theo qui trình, đưa được rau an toàn đến với các điểm chợ trên địa bàn huyện, đặc biệt ký được hợp đồng liên kết tiêu thụ với siêu thị VinaFood Mart Cao Lãnh. Song, mô hình này vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Hiện nay, mặc dù sản phẩm rau an toàn bước đầu tìm được một lượng khách hàng nhất định, tuy nhiên lượng khách hàng vẫn chưa đủ lớn để tổ hợp tác (THT) rau an toàn Mỹ An Hưng B (ấp An Thuận, xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò) có những đơn hàng sản xuất ổn định. Là đơn vị đi đầu nên THT có nhiều lợi thế trong chiếm lĩnh thị trường. Nhưng phải thấy rằng hành động tiên phong của THT rau an toàn Mỹ An Hưng B giống như “khai hoang thị trường”.

Bởi lẽ, thị trường chưa quen với mặt hàng rau sạch, tâm lý nghi ngờ và so sánh về giá cả của khách hàng vẫn còn là rào cản khiến rau an toàn vẫn khó khăn tìm chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó, do chưa có thị trường tiêu thụ ổn định nên nông dân vẫn chưa nhiệt tình chuyển đổi sang sản xuất theo mô hình mới.

Ông Tô Phước Lập - tổ trưởng THT rau an toàn Mỹ An Hưng B cho biết: “Cái khó của THT hiện nay là không chủ động được sản xuất, vì không nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên nhiều lúc sản phẩm sản xuất thừa phải bán ra bên ngoài, đồng giá với sản phẩm rau thường. Nếu có được đối tác có đơn đặt hàng cố định thì vấn đề thừa hàng sẽ không xảy ra, bà con trong THT sẽ yên tâm sản xuất hơn”.

Hiện tại, phần lớn các điểm chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không có bán rau an toàn. Vì vậy, khi THT rau an toàn Mỹ An Hưng B tung sản phẩm ra thị trường sẽ chịu một áp lực lớn về giá thành vì người tiêu dùng sẽ so sánh với sản phẩm rau thường. Nếu người tiêu dùng nhận ra rằng, việc bỏ số tiền mua sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe và không phải tốn công sơ chế, thì rõ ràng rau an toàn chiếm ưu thế hơn.

Giải pháp căn cơ cho sự phát triển lâu dài

Mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt nhưng huyện Lấp Vò vẫn quyết tâm thực hiện và duy trì mô hình sản xuất rau an toàn và gắn với thị trường tiêu thụ. Anh Trần Văn To - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lấp Vò cho biết: “Mặc dù thời gian đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng đây là cách duy nhất để phát triển vùng màu của huyện theo hướng bền vững.

Trong năm 2015, huyện tiếp tục thực hiện và mở rộng mô hình. Đồng thời, huyện sẽ làm cầu nối, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn đến các điểm trường, nhà trẻ”.

Sắp tới, siêu thị Coop Mart đang là đích đến cho thị trường tiêu thụ mà THT đang quyết tâm hướng tới. Tuy nhiên cần nhận định rõ, siêu thị Coop Mart là một kênh phân phối lớn và tiềm năng nhưng để hợp tác lâu dài với đơn vị này thì đòi hỏi tiềm lực của THT phải đủ mạnh, diện tích sản xuất của vùng phải đủ lớn và sản phẩm cũng phải đa dạng.

Thực tế, làm như thế nào để nâng cao tiềm lực cho đơn vị sản xuất khi việc thực hiện mô hình mẫu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, người nông dân vẫn chưa mặn mà và tin tưởng vào tiềm năng kinh tế của sản phẩm mình làm ra... Đó vẫn còn là bài toán khó mà các ngành cần có một kế hoạch và lộ trình thực hiện thỏa đáng hơn.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Nước Lợ Những Tín Hiệu Đáng Mừng Nuôi Tôm Nước Lợ Những Tín Hiệu Đáng Mừng

Năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha). Diện tích thu hoạch trong năm là 1.280 ha, với sản lượng khoảng 11.500 tấn (năng suất bình quân 9 tấn/ha), đạt 123,7% kế hoạch năm.

10/11/2014
Hốt Bạc Nhờ Trái Cây Rải Vụ Hốt Bạc Nhờ Trái Cây Rải Vụ

Nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc ở Cái Bè (Tiền Giang) cũng đang cười tươi khi trái chín được các thương lái tìm mua tận vườn với giá hơn 40.000đ/kg. Ông Nguyễn Tấn Hoanh, ấp 1, xã Tân Thanh cho biết: Nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc đã nắm vững kỹ thuật, điều khiển cho cây ra trái rải vụ đều thắng lợi. Với giá bán từ 45.000 - 50.000đ/kg, trừ chi phí nhà vướn còn lãi 500 triệu đồng/ha. Đặc biệt, thời tiết năm nay thuận lợi đối với việc xử lý cho xoài ra hoa rải vụ nên chi phí giảm 1/2 so với năm trước.

14/11/2014
Giá Đường Dần Hồi Phục, Lượng Đường Tồn Kho Giảm Dần Giá Đường Dần Hồi Phục, Lượng Đường Tồn Kho Giảm Dần

Ông Thái Văn Chuyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đường Biên Hòa (BHS), cho biết thời gian qua, nhiều nhà máy sản xuất đường trong nước gặp khó khăn vì cung vượt cầu vì vậy, lượng đường tồn kho của cả nước vẫn còn trên nửa triệu tấn.

10/11/2014
"Cá Mập" Trên Thị Trường Thức Ăn Chăn Nuôi

90% số hộ chăn nuôi ở Đồng Nai hiện đang nuôi gia công cho các DN nước ngoài, trong đó lớn nhất là C.P”, L., chủ một trại chăn nuôi ở Đồng Nai bộc bạch. Anh L. trước đây cũng từng làm chủ DN nhưng thị trường chăn nuôi quá bấp bênh, đầu ra không ổn định nên cuối cùng phải chấp nhận nuôi gia công cho C.P, lợi nhuận thấp hơn nhưng “thu nhập ổn định”.

14/11/2014
Nhiều Mặt Hàng Giảm Theo Giá Xăng Nhiều Mặt Hàng Giảm Theo Giá Xăng

Ông Hồ Quốc Nguyên - Giám đốc truyền thông Big C Việt Nam - cho biết, từ đầu năm tới nay, giá xăng giảm nhiều lần nhưng trên thực tế mỗi lần chỉ giảm ở mức vài trăm đồng nên các nhà cung cấp không điều chỉnh giá tương ứng. Tuy nhiên, lần giảm giá ngày 7/11 nhiều hơn nên siêu thị sẽ có công văn đề nghị nhà cung cấp xem xét lại mức giá hàng hóa hợp lý.

10/11/2014