Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận diệt sò giá

Tận diệt sò giá
Ngày đăng: 01/11/2015

Thông thường đến tháng 10, việc khai thác sò giá tạm dừng vì lúc này là thời kỳ sinh sản, nên chỉ xuất hiện sò con bằng đầu đũa.

Thế nhưng, hiện nay, ở khu vực đầm Thủy Triều - nơi có nhiều sò giá nhất trong tỉnh Khánh Hòa, ngày nào người dân cũng đến đây để đào, bới trên bãi triều để khai thác sò giá.

Từng mét vuông đất bị cày nát.

Sò nhỏ, sò thịt, sò chưa sinh sản đều bị đào sạch.

Sò giá đang bị khai thác cạn kiệt ở đầm Thủy Triều.

Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được biết, do các thương lái lùng mua loại thủy sản 2 mảnh này với giá cao và mua theo kiểu “xa cạ” (không phân biệt lớn, nhỏ) nên người dân khai thác triệt để.

Hiện nay, giá bán trung bình 1kg sò khoảng 25.000 đồng, có lúc được đẩy lên tới 40.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Hùng Huy (xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm) cho biết: “Đáng lẽ mùa này chúng tôi đi làm nghề khác, nhưng vì thấy đào sò kiếm sống được nên chúng tôi vẫn cố đi làm.

Sò giá thường dùng làm thức ăn cho tôm hùm.

Trước đây, người dân chỉ bắt những con lớn bằng ngón tay trở lên, giá bán khoảng 15.000 đồng/kg.

Năm nay không hiểu sao nhiều người lùng mua loại thủy sản này, vì thế giá cả biến động liên tục”.

Còn bà Trần Thị Lan (thôn 3, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm) nói: “Trước đây sò nhỏ không ai mua, bây giờ nhỏ mấy họ cũng lấy mà lại mua cùng một giá nên bọn tôi bắt hết.

Vùng này rất nhiều sò, nhưng thời gian gần đây số lượng tụt giảm nhanh chóng.

Năm ngoái, mỗi ngày có thể đào được 15kg nhưng nay người nào đào giỏi cũng chỉ kiếm được 4 kg/ngày”.

Bà Huỳnh Thị Thương, thương lái thu mua thủy sản ở huyện Cam Lâm và TP. Cam Ranh cho biết, từ tháng 6-2015, một số thương lái ở khu vực phía bắc vào đây đặt mua loại sò này với số lượng lớn để bán sang Trung Quốc.

Sò lớn, sò nhỏ họ đều mua hết và đồng giá.

Hồi tháng 6, mỗi ngày có khoảng 3 tấn sò được đưa ra miền Bắc, bây giờ khoảng 1 tấn.

Được biết, sò giá vốn là thức ăn ưa thích của tôm hùm.

Các loại sò lông, hàu, vẹm...cũng được sử dụng nhưng số lượng hạn chế hơn, bởi các loại này thịt cứng, vỏ dày, tôm hùm ăn chậm.

Ông Hoàng Văn Hòa (người nuôi tôm ở tổ Hòa Do 5B, phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh) than thở: “Từ khi sò giá được mua để xuất sang Trung Quốc, chúng tôi rất khó khăn trong việc mua thức ăn cho tôm.

Năm trước, hầu như ngày nào gia đình tôi cũng mua được khoảng gần 1 tạ sò nhưng năm nay, mỗi ngày chỉ được hơn chục kí, có ngày không có hàng.

Đã vậy giá lại rất cao, khoảng 40.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần năm trước.

Không có sò giá, các hộ nuôi trồng phải chuyển sang các loại thức ăn khác, song tôm hùm ít ăn hơn mà giá thành cũng cao.

Chi phí thức ăn cho tôm mà cao như vậy thì nuôi tôm sẽ không có lãi”.

Theo bà Nguyễn Thị Nhặn - Phó Trưởng trạm Khuyến công - nông - lâm - ngư huyện Cam Lâm, sò giá và dời biển là thức ăn chính của tôm hùm.

Thời gian gần đây, lượng sò giá trong đầm giảm đến 50 - 60% so với các năm trước.

Địa phương không khuyến khích người dân đào sò, vì sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, quyền lợi của người nuôi trồng thủy sản tại khu vực đầm Thủy Triều.


Có thể bạn quan tâm

Xuống Giống Gần 15.000 Ha Lúa Thu Đông Và Lúa - Tôm Xuống Giống Gần 15.000 Ha Lúa Thu Đông Và Lúa - Tôm

Sau khi thu hoạch xong lúa hè thu, nông dân đã cải tạo ruộng và xuống giống gần 14.000ha lúa thu đông và hơn 1.000ha lúa trên đất tôm - lúa. Bên cạnh đó, nông dân TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải đã xuống giống gần 2.000ha lúa cao sản.

11/09/2013
Trang Trại “Vàng” Vùng Chiêm Trũng Trang Trại “Vàng” Vùng Chiêm Trũng

Sau hơn 20 năm cật lực lao động, ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện đã biến khu ruộng trũng cấy lúa bấp bênh thành trang trại thủy sản trù phú nhất, nhì tỉnh Hải Dương. Đó là "trang trại thủy sản vàng Dung Quất".

13/09/2013
Nông Dân Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Bống Tượng Ở Hồng Dân (Bạc Liêu) Nông Dân Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Bống Tượng Ở Hồng Dân (Bạc Liêu)

Nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) rất phấn khởi khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá bống tượng do Hội Nông dân Việt Nam đầu tư. Từ nguồn cá giống dễ mua và có thể bắt được trong thiên nhiên; thức ăn là những loại cá tạp tận dụng quanh ao, đầm; cá bán ra được giá cao… Những ưu điểm ấy đã thúc đẩy mô hình này ngày càng phát triển.

25/03/2013
Ngư Dân Bình Thuận Trúng Đậm Vụ Cá Nam Ngư Dân Bình Thuận Trúng Đậm Vụ Cá Nam

Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, mấy ngày gần đây cá cơm, cá nục xuất hiện dày đặc trên ngư trường của tỉnh. Hiện có khoảng 4.000 phương tiện tham gia đánh bắt hải sản với khoảng 20.000 ngư dân đang tập trung khai thác vụ cá Nam.

17/09/2013
Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Ở Lộc Hà (Hà Tĩnh)

Tận dụng ưu thế của địa phương có luồng lạch, cửa biển, nhiều hộ gia đình ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá Chẽm bằng lồng. Kết quả kinh tế từ loại hình nuôi trồng thủy sản này cho thấy, nếu được đầu tư bài bản, đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm, nuôi cá Chẽm bằng lồng sẽ mở hướng thoát nghèo cho bà con nông dân vùng biển cửa.

26/03/2013