Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi yêu cầu bức thiết

Ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi yêu cầu bức thiết
Ngày đăng: 01/11/2015

Tuy nhiên, khi lấy mẫu trong bao thức ăn để phân tích thì không phát hiện chất cấm, nhưng khi lấy mẫu ngay tại máng ăn thì lại phát hiện chất cấm.

Ông Nguyễn Phước Trung cho rằng, hiện nay chất cấm được sử dụng chủ yếu bằng hình thức cho trực tiếp vào máng ăn, nhằm tránh sự truy xét của các cơ quan chức năng.

Vừa qua, Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh đã tiến hành lấy 159 mẫu thịt để kiểm tra tồn dư chất cấm.

Kết quả ban đầu cho thấy có 3/159 mẫu dương tính với chất cấm.

Sau khi kiểm tra bằng phương pháp LC/MS, kết quả có 2/159 mẫu thịt dương tính salbutamol với hàm lượng cao.

Người tiêu dùng đang hoang mang về thịt bán tại chợ chưa được kiểm soát chất lượng.

Theo các cơ quan chức năng, hiện nay nguồn gia súc có nguy cơ tồn dư chất cấm cung cấp cho thị trường TP Hồ Chí Minh chủ yếu đến từ các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long...

Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho biết, sau các đợt kiểm tra phát hiện có tồn dư chất cấm, cơ quan này phối hợp với các địa phương - nơi xuất xứ nguồn gia súc đó - để yêu cầu trang trại chăn nuôi, chủ cơ sở giết mổ lưu giữ các lô gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm ngay tại chuồng trại, cơ sở giết mổ dưới sự giám sát của trạm thú y quận, huyện.

Sau đó, tiếp tục lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm chừng nào có kết quả âm tính với chất cấm mới được phép giết mổ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với cách làm này, sẽ không đủ sức răn đe cũng như không thể loại bỏ được nguy cơ chất cấm trong chăn nuôi, bởi người nuôi, cơ sở giết mổ sẽ tìm mọi cách để qua mặt các cơ quan chức năng.

Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay tình trạng người chăn nuôi cho chất cấm vào thức ăn gia súc có sự biến tướng so với trước đây.

Theo ông Thảo, những đợt kiểm tra gần đây cho thấy chất cấm bị phát hiện chủ yếu là salbutamol thay vì trước đây chủ yếu là clenbuterol, lý do là người nuôi lách luật.

"Trong Thông tư 24/2013/TT-BYT của Bộ Y tế không quy định salbutamol là chất cấm độc dược không được phép sử dụng trong chăn nuôi", ông Phan Xuân Thảo lý giải và cho hay, nhiều trường hợp người nuôi lợi dụng kẽ hở của pháp luật, viện dẫn những điều khoản của quốc tế nên gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm.

Còn tại các lò mổ, khi phát hiện nguồn gia súc bị tồn dư chất cấm khi chưa kịp giết thịt, nhiều trường hợp cũng chưa kiên quyết để tiêu hủy, mà giữ lại một thời gian nhất định để loại thải, sau đó xét nghiệm trở lại rất tốn kém so với việc tiêu hủy ngay tại chỗ.

Điều này cho thấy những quy định hiện nay chưa chặt chẽ, các biện pháp thực thi cũng chưa đồng bộ.

Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh cho rằng, để loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi, doanh nghiệp khi tổ chức thu mua nguồn gia súc nguyên liệu phải kiên quyết nói không với chất cấm.

Nếu phát hiện cơ sở chăn nuôi nào cho chất cấm vào gia súc có thể chấm dứt hợp đồng thu mua.

Còn đối với cơ quan quản lý nhà nước, biện pháp kiểm tra, kiểm soát lâu nay được tiến hành thường xuyên, với tần suất ngày càng nhiều hơn nhưng vẫn không thể ngăn chặn triệt để tình trạng cho chất cấm vào gia súc.

Do đó, ông Trung đề nghị cần phải có biện pháp đủ mạnh, mà một trong những biện pháp mang tính răn đe là tiêu hủy, đóng cửa chuồng trại chăn nuôi, công bố công khai tên các đơn vị vi phạm.

Đứng về phía các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, việc ngăn chặn chất cấm trong ngành chăn nuôi hiện nay là yêu cầu bức thiết.

Theo ông Lịch, nếu tiếp tục sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi thì nghề chăn nuôi và ngành sản xuất thực phẩm của chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà khi thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Một trong những giải pháp căn cơ hiện nay là "nhanh chóng đưa nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi của Chính phủ (đã có 20 năm nay - 1996) thành pháp lệnh hoặc luật để quản lý chặt chẽ thức ăn chăn nuôi mới đủ sức ngăn chặn thực trạng này", ông Lê Bá Lịch nhấn mạnh.

Doanh nghiệp không dại sử dụng chất cấm

Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ cho rằng, dù không bao giờ sử dụng chất cấm trong kinh doanh thực phẩm từ gia súc nhưng công ty đã nhiều lần bị "họa lây" bởi sự đánh đồng của người tiêu dùng.

"Chúng tôi ủng hộ việc công bố tên cơ sở, trang trại vi phạm trong việc sử dụng chất cấm để doanh nghiệp biết mà không hợp tác với họ.

Doanh nghiệp thì không dại gì làm điều này".

Còn ông Kiều Minh Lực (Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam) cho biết, quy trình sản xuất đầu vào, đầu ra của công ty được kiểm soát rất chặt chẽ và công khai cho người dân tham quan mô hình sản xuất.

"Chúng tôi sẽ chấm dứt hợp đồng thu mua ngay đối với những đơn vị chăn nuôi có sử dụng chất cấm", ông Kiều Minh Lực khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Long: Để Ăn Chắc Vụ Lúa Đông Xuân Vĩnh Long: Để Ăn Chắc Vụ Lúa Đông Xuân

Vụ lúa Đông Xuân 2013 - 2014 được dự báo vẫn còn không ít khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh cũng như những bất lợi về giá cả và thị trường tiêu thụ lúa gạo. Song, nếu tuân thủ khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bà con nông dân chẳng những có được một vụ mùa bội thu, mà còn tiết kiệm được chi phí và giảm đáng kể giá thành sản xuất.

16/10/2013
Thả 8 Vạn Cá Giống Tái Tạo Nguồn Cá Nước Ngọt Thả 8 Vạn Cá Giống Tái Tạo Nguồn Cá Nước Ngọt

Đây là lần đầu tiên tỉnh Gia Lai tổ chức thả cá ra các ao hồ tự nhiên nhằm tái tạo nguồn cá nước ngọt. Đồng thời hỗ trợ người dân đánh bắt cá theo phương thức truyền thống, tạo nguồn thực phẩm tại chỗ cho người dân sinh sống khu vực gần hồ.

17/10/2013
Dịch Cúm Gia Cầm Xuất Hiện Trở Lại Dịch Cúm Gia Cầm Xuất Hiện Trở Lại

Cụ thể, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 2 hộ thuộc thôn Giếng Êm, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn với tổng đàn gồm 700 con vịt, 475 con gà. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, Chi cục Thú y tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo địa phương thực hiện tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, vệ sinh, tiêu độc khử trùng xung quanh ổ dịch. Như vậy, tính đến ngày 14/10, cả nước còn tỉnh Hòa Bình có dịch cúm gia cầm, tỉnh Quảng Nam có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.

17/10/2013
Khó Khăn Trong Khôi Phục Và Tái Sản Xuất Thủy Sản Khó Khăn Trong Khôi Phục Và Tái Sản Xuất Thủy Sản

Bão số 10 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, riêng đối với lĩnh vực thủy sản hầu hết diện tích nuôi trồng đều bị ngập, trong đó có nhiều hộ bị mất trắng.

18/10/2013
Hội Nghị Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Sản Xuất Giống Với Người Nuôi Tôm Hội Nghị Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Sản Xuất Giống Với Người Nuôi Tôm

Sau thời gian triển khai các phần việc, phương án trong các chuỗi liên kết, sáng 15/10, Sở NN&PTNT Cà Mau tiến hành hội nghị "Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau".

18/10/2013