Thiếu nguồn nước cá vụ 3 sụt giảm diện tích

Trên cánh đồng xóm 4, xã Thanh Đồng, Thanh Chương, ông Nguyễn Phượng đang thăm thửa ruộng lúa nuôi cá vụ ba, cho biết: “Gia đình vừa thả xong 3 sào cá vụ ba, chủ yếu các loại trôi, mè, trắm, chép...
Khó khăn nhất hiện nay là nguồn nước, mặc dù khi lúa trổ bông, tôi đã huy động 4 lao động trong gia đình nạo vét kênh mương, lấy nguồn nước từ kênh dẫn ở trạm bơm về ruộng.
Bây giờ hàng ngày gia đình vẫn cứ phải đi kiểm tra bờ ruộng, không để thất thoát nước”.
Ruộng cá vụ ba của ông Nguyễn Quế Chính ở xóm Văn Yên, xã Văn Thành (Yên Thành).
Sát bên ruộng cá ông Phượng là ruộng cá lúa của hộ ông Nguyễn Bá Nam ở xóm 4, xã Thanh Đồng.
Ông Nam cho biết: “Năm nay nuôi cá vụ ba phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu giống cá cỡ lớn, nước ruộng khô cạn.
Để khắc phục, xung quanh bờ ruộng chúng tôi đào mương, giai đoạn lúa làm đòng là ương cá giống”.
Cũng theo ông Nam, cá nuôi từ ruộng lúa do sử dụng thức ăn tự nhiên nên chất lượng thơm ngon, bán được giá, dịp Tết Nguyên đán sẽ cho doanh thu 2,5 - 3 triệu đồng/sào.
Đến thời điểm này, xã Thanh Đồng đã thả 15 ha cá vụ ba.
Kết hợp dịp ra quân làm thủy lợi, xã chỉ đạo bà con nạo vét kênh mương tưới, tiêu để thuận lợi trong việc lấy nước nuôi cá vụ ba.
Một số hộ dân ở Văn Thành, Yên Thành sử dụng lá chuối tạo bóng mát cho cá
Ông Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết thêm: Hàng năm Thanh Chương duy trì trên 800 ha cá vụ ba.
Tuy nhiên năm nay do điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiều diện tích thiếu nước nên toàn huyện mới chỉ thả được gần 700 ha, chủ yếu tập trung ở các xã Thanh Đồng, Cát Văn, Thanh Lĩnh, Thanh Liên, Thanh Phong...
Để khắc phục khó khăn về nguồn nước, huyện phối hợp Công ty TNHH MTV thủy lợi Thanh Chương bơm tưới vụ đông, bổ sung nguồn nước nuôi cá.
Là vùng chiêm trũng, huyện Yên Thành có nhiều lợi thế nuôi cá vụ ba và nhiều năm qua, phong trào này phát triển khá sôi động.
Vụ đông năm nay, Yên Thành đã nuôi được trên 120 ha, chủ yếu tập trung ở các xã Xuân Thành, Phú Thành, Thọ Thành, Đồng Thành, Đô Thành...
Trong đợt ra quân làm thủy lợi vừa qua, huyện chỉ đạo các địa phương nạo vét kênh mương, tu bổ hệ thống thủy lợi để dẫn nguồn nước thuận lợi về cho nuôi cá vụ ba.
Dự tính đến hết tháng 11/2015, Yên Thành sẽ nuôi được trên 200 ha cá vụ ba.
Ông Trần Xuân Học, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết: Những năm gần đây, phong trào nuôi cá vụ ba trên địa bàn tỉnh đã đem lại kết quả khả quan.
Không chỉ tận dụng diện tích ruộng ngập nước để tạo sản phẩm hàng hóa, cải thiện đời sống nông dân, mà còn làm tăng độ phì nhiêu của đất, giảm chi phí cải tạo đất và phân bón cho vụ đông xuân tiếp theo.
Năm 2015, kế hoạch toàn tỉnh triển khai 3.500 ha, nhiều nhất là Thanh Chương 700 ha, Quỳnh Lưu 550 ha, Diễn Châu 500 ha, Hưng Nguyên 500 ha, Đô Lương 415 ha, Nam Đàn 350 ha, Yên Thành 200 ha.
Tuy nhiên, năm nay thời tiết nắng nóng kéo dài gây hạn, nên mới nuôi được 3000/3.500 ha.
Dự kiến đến hết ngày 15/11/2015 sẽ kết thúc vụ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) thu hoạch rộ nấm rơm vụ đông xuân được 88ha, năng suất đạt khoảng 11 tấn/ha, tập trung ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa. Thương lái mua tại ruộng nấm rơm tươi loại I, (nấm TP) giá dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, nấm loại II (mê cô) giá từ 33.000 - 38.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với mấy tháng trước đó.

Sau gần 1 năm triển khai, mô hình trồng gấc lai trên đất vườn đồi ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã khẳng định được khả năng thích nghi và hiệu quả kinh tế vượt trội so với một số cây trồng khác. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình và nâng cao hơn nữa giá trị cây gấc ở đây đang còn nhiều vấn đê đặt ra.

Ở phường 12 được xem là vùng nguyên liệu chính của atisô Đà Lạt, nhiều thời điểm nông dân phải phá bỏ loại cây trồng này với diện tích lớn (có thời điểm phá bỏ hơn 20ha) để trồng các loại cây trồng khác vì giá atisô xuống quá thấp”.

Trên những đồi sắn, các hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.. Năm nay, thời tiết thuận lợi trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn và đặc biệt là nhà máy thu mua với giá cao hơn năm trước nên người dân ai cũng mừng.

Song song đó thì sầu riêng nghịch vụ giá vẫn giữ ở mức cao. Sầu riêng RI 6 đủ tiêu chuẩn xuất khẩu có giá 65.000 - 72.000 đồng/kg, giảm 2.000 - 5.000 đồng/kg so với cách đây hơn 3 tháng. Tại một số chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện vẫn chưa có hàng để bán. Dự kiến vào trung tuần tháng 3, một số nhà vườn trồng sầu riêng trong tỉnh mới vào vụ thu hoạch.