Tìm giải pháp khắc phục tình trạng tôm chết mô hình quảng canh cải tiến
Tại hội thảo, đại diện Phòng NN & PTNT huyện Phước Long đã báo cáo tình hình nuôi tôm của nông dân trong huyện từ đầu năm đến nay, nhất là những bất lợi dẫn đến tình hình tôm nuôi thiệt hại diễn ra trên diện rộng. Theo đó, nhiều bà con nông dân nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến đã đặt ra những câu hỏi đối với các diễn giả khoa học xoay quanh một số vấn đề liên quan đến quá trình nuôi tôm như: Tình hình thời tiết, công tác điều tiết nước, chất lượng tôm giống, tình trạng sử dụng chất độc để khai thác thủy sản trên các tuyến kênh dẫn nước, tình hình giá tôm sú nguyên liệu trên thị trường sụt giảm, phương pháp quản lý các thông số kỹ thuật môi trường vuông nuôi, cách chọn và sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm và kỹ thuật phòng trị các bệnh thường gặp ở mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến…
Trên cơ sở các câu hỏi của nông dân nuôi tôm đặt ra và dựa trên điều kiện tình hình thực tế về tình hình thời tiết và môi trường, các diễn giả khoa học đã giải đáp từng câu hỏi của nông dân, giúp nông dân nuôi tôm nhìn nhận một cách cụ thể hơn trong quá trình nuôi tôm trước những biến đổi của tình hình thời tiết, nhất là cách phòng và trị bệnh xuất hiện trên tôm nuôi, giúp nông dân an tâm trong quá trình nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Cùng với lúa gạo, xoài, hoa kiểng và cá tra, tỉnh vừa quyết định chọn thêm con vịt vào danh sách tập trung đầu tư.
Ngày 23/5, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn – tọa đàm “Kỹ năng tổ chức hoạt động hội, lập kế hoạch sản xuất và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường” cho Ban Chấp hành các Hội chăn nuôi – tiêu thụ gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà đồi Sơn Tây, trứng vịt Liên Châu, vịt Vân Đình.
Theo Sở NN&PTNT, gần đây, chăn nuôi trang trại sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định phát triển nhanh về số lượng và quy mô, tạo thu nhập đáng kể cho người dân trong tỉnh.
Trong những năm trở lại đây, đàn bò trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) ngày càng phát triển với tổng đàn gần 13.500 con. Để đàn bò phát triển tốt, tháng 10-2014, Phòng Nông nghiệp huyện đã triển khai mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò, nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây mỳ, cây bắp… để chế biến làm thức ăn, tăng hàm lượng dinh dưỡng.
Ngày 18-5-2015, Báo SGGP có bài “Tự làm khó…” nêu những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải, không chỉ vì tự thân ngành mà còn do những quy định “trói chân” doanh nghiệp (DN). Ngày 22-5, dù đang đi Hà Lan và Đan Mạch, anh Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cũng trao đổi thêm với chúng tôi một số ý để làm sáng tỏ hơn về những quy định ngược xu thế này.