Xóm Hến Cuối Năm
Chạy dọc theo con lộ thôn quê khu Bờ Ao - nơi giáp ranh giữa ấp Vĩnh Lân (xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ) với phường Mỹ Thạnh (TP. Long Xuyên) và xã Phú Thuận (Thoại Sơn, An Giang), dễ dàng nhận ra xóm hến khi thấy mỗi nhà đều xây bếp lò dưới bến sông để luộc hến.
Sáng sớm, xóm hến vắng người, ngồi nhâm nhi tách trà, ông Nguyễn Ngọc Tư (66 tuổi), người kỳ cựu trong nghề, cho biết: “Dù là khác địa giới hành chính nhưng vùng này được gọi chung là khu Bờ Ao. Nghề hến xuất hiện từ sau giải phóng miền Nam và chúng tôi bám trụ với nghề từ đó”.
Dưới mé sông, gần ngay bếp lò trải đầy vỏ hến, xa xa vẫn thấy những chiếc nghe cào với đầy đủ dụng cụ, máy móc, lưới… neo đậu. Cũng theo ông Tư, do diện tích tự nhiên ít, dân cư đông đúc, người dân nơi đây đa phần ít đất sản xuất nên cào hến được xem là nghề “gia truyền” của những cánh mày râu.
Thế rồi, qua dòng chảy của thời gian, nguồn sản vật tự nhiên này không còn dồi dào như trước nữa. “Trước đây, thời chúng tôi làm nghề này tuy cực nhưng thịnh lắm, buổi sáng vắng tanh, cả xóm đi cào hến. Đi một chuyến là đầy ghe, mà không cần phải đi xa, chi phí thấp nên thu nhập ổn định.
Nhưng giờ, do hến tự nhiên không còn nhiều như xưa, cào có lúc trúng lúc thất, giá cả bấp bênh nên một số người dân chuyển sang lao động ở những nơi khác, có hộ vài ngày mới đi một chuyến” - ông Tư tâm sự. Nghề cào hến đi khắp xứ, những vùng dân khu Bờ Ao hay đến là: Vĩnh Thạnh Trung, Vịnh Tre, Tân Tuyến, Ba Thê (An Giang), Thốt Nốt, Ô Môn (Cần Thơ)… có khi đi qua tới Sa Đéc (Đồng Tháp), đến tận Long An, nói quen thuộc là đi “giáp xứ”.
Có lẽ, điểm chung của dân cào hến là làm theo hộ gia đình, không mướn nhân công, chủ yếu lấy công làm lời. 6 giờ sáng, chúng tôi đến cầu kênh Ranh, gặp anh Đoàn Văn Thanh (32 tuổi), đã có trên 10 năm trong nghề. Hai tay thoăn thoắt đảo chảo hến, anh cho biết: “Nhà có 1 ghe cào, 2 giờ sáng là 4 thành viên trong gia đình đã đi Tân Tuyến. Hôm nay, tôi phụ trách luộc hến, rửa và cân cho bạn hàng”.
Theo anh Thanh, thường giữa khuya là dân cào đã xuất bến, đến gần sáng họ tới nơi và bắt đầu làm việc cho tới khi mặt trời tắt hẳn. “Những năm trước, mỗi lần đi cũng trên 10 giạ, năm nay ít hơn. Giá cũng bấp bênh, hến nguyên con 2.000 đồng/kg, hến ruột khoảng 14.0000 - 16.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá xăng, dầu tăng cao nên trừ chi phí, hôm nào cào trúng lắm cũng chỉ được trên 100.000 đồng/người” - anh Thanh nói.
Để bám trụ lâu dài với nghề, bên cạnh bán hến thương phẩm, một số người dân tận dụng ruột hến để nuôi thủy sản quy mô nhỏ theo hộ gia đình, mà chủ yếu là nuôi lươn trong bể ny-lon. Hầu hết người dân nơi đây tận dụng diện tích đất trống xung quanh nhà nuôi lươn trong bồn đất, tận dụng hến làm thức ăn cho lươn để giảm chi phí và tăng thu nhập.
Anh Mai Ngọc Hoàng nuôi 3 bồn lươn trong bùn (mỗi bồn 32m2), chia sẻ: “Mỗi bồn, tôi thả 1.000 con lươn giống, mỗi lần cho ăn trộn thức ăn công nghiệp với hến theo tỉ lệ 1:3, qua một thời gian thấy lươn tăng trưởng nhanh, mà lại giảm được chi phí thức ăn đáng kể nhờ tận dụng nguồn hến sẵn có. Đây có thể xem là hướng đi mới đối với dân cào hến”.
Có thể bạn quan tâm
Viện lúa ĐBSCL vừa lai tạo thành công những giống lúa mới có khả năng thích nghi biến đổi khí hậu. Đó là 8 giống lúa có khả năng chống chịu hạn, phèn mặn
Mới bước sang tuổi 29, nhưng chàng trai dân tộc Mường Quách Văn Tùng đã là chủ trang trại nông - lâm kết hợp với 17ha cao su, 3ha luồng... cho thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng.
Chỉ trong vụ đông xuân vừa qua, 60 hộ nông dân trồng lúa tại xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, Long An đã thu hoạch tăng từ 6 tấn lên 8 tấn/ha. Niềm vui này có được là nhờ kiên trì áp dụng GlobalGAP.
Chế độ cho cán bộ khuyến nông vẫn thấp, tổ chức triển khai cơ chế chính sách và phương thức quản lý khuyến nông ở địa phương còn nhiều khó khăn, lúng túng... là thực tế mà ngành này đang phải đối mặt.
Chuột hoạt động mạnh và gây hại vào ban đêm, có thể di chuyển xa khoảng 2 km để tìm thức ăn và thường đi theo các đường mòn cố định. Mùa khô chúng thường sống tập trung trong hang ở các bờ mẩu, bờ đìa