Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sở KHCN Khánh Hoà Nghiệm Thu Đề Tài Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Rong Nho Cho Huyện Đảo Trường Sa

Sở KHCN Khánh Hoà Nghiệm Thu Đề Tài Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Rong Nho Cho Huyện Đảo Trường Sa
Ngày đăng: 22/12/2013

Sáng 19/12, Hội đồng Khoa học & Công nghệ tỉnh Khánh Hoà tổ chức nghiệm thu đề tài chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển cho quân và dân huyện đảo Trường Sa. Đề tài do thạc sỹ Nguyễn Xuân Hòa làm chủ nhiệm, Viện Hải dương học là cơ quan chủ trì.

Theo báo cáo, sau thời gian thử nghiệm trồng rong nho trong bể composit theo 2 phương pháp trồng đáy và trồng treo tại Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, rong nho phát triển rất tốt, đạt năng suất và chất lượng theo tiêu chuẩn. Từ nay đến năm 2015, mô hình trồng rong nho sẽ được triển khai tại các đảo ở Trường Sa với kinh phí dự kiến khoảng 1,6 tỷ đồng.

Đề tài được Hội đồng Khoa học & Công nghệ tỉnh Khánh Hoà đánh giá cao về tính chính xác, khoa học, khẳng định giá trị kinh tế và xã hội của đề tài mang lại sẽ góp phần giải quyết nhu cầu rau xanh cho quân và dân huyện đảo Trường Sa.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản biện của Hội đồng Khoa học cho rằng, trong báo cáo đề tài cần bổ sung thêm những thông tin khảo sát thực tiễn, nghiên cứu cụ thể về điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất, nhân lực thực hiện tại các đảo ở Trường Sa để đảm bảo chất lượng, tiến độ triển khai đề tài cũng như không gây ảnh hưởng đến hoạt động quân sự tại đây.


Có thể bạn quan tâm

Trồng (Dọc Mùng) Bạc Hà Trúng Mùa Trồng (Dọc Mùng) Bạc Hà Trúng Mùa

Nhắc đến xã Thạnh Hội (Tân Uyên) người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “cù lao hành”. Nhưng đến Thạnh Hội vào thời điểm này cây hành dường như đã trở thành “thứ yếu” vì cây bạc hà mới là cây trồng chủ lực.

14/02/2011
Nuôi Cá Lóc Bông Nuôi Cá Lóc Bông

Tính bình quân mỗi năm, lão nông Nguyễn Văn Ký, 73 tuổi, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể kiếm được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán con giống cá lóc bông, hiệu quả hơn hẳn làm lúa.

07/10/2012
Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Dừa Xiêm Ở Ninh Ích Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Dừa Xiêm Ở Ninh Ích

Hiện nay, ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) phát triển mạnh mô hình trồng dừa Xiêm (DX), bởi hiệu quả kinh tế của loại cây này rất cao. Trong tương lai, DX có thể trở thành loại cây chủ lực của xã nếu người dân biết đầu tư mở rộng sản xuất cũng như được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Đó là chia sẻ của ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích.

03/07/2011
Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm Cá Trê Vàng Vùng Đồng Tháp Mười (Long An) Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm Cá Trê Vàng Vùng Đồng Tháp Mười (Long An)

Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng, cá trê vàng lai đã được nuôi nhiều nơi từ nhiều năm qua. Trong khi đó cá trê vàng có giá trị kinh tế cao hơn nhiều, lại khan hiếm chủ yếu dựa vào tự nhiên. Gần đây, quy trình sản xuất giống cá trê vàng đã thực hiện thành công ở các Viện, Trường đại học, chưa được nhân rộng cho các trại giống cũng như nông hộ. Do vậy nguồn giống cá trê vàng rất khan hiếm, diện tích nuôi cá trê vàng là rất ít không đáng kể.

16/10/2012
Biến Ruộng Hoang Thành Mô Hình VAC Bạc Tỷ Biến Ruộng Hoang Thành Mô Hình VAC Bạc Tỷ

Ở ấp Bắc 3, xã Hòa Long (TP.Bà Rịa) ông Nguyễn Huỳnh Kiến là người đầu tiên dám đầu tư, phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC) ở vùng đất trũng bỏ hoang, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp gia đình ông ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.

22/10/2012