Tiểu thương đánh tiếng rời chợ nông sản Đà Lạt
Vừa qua, UBND TP Đà Lạt ban hành văn bản cấm các tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt.
Theo đó, từ ngày 1/11, tiểu thương nào nhập khoai tây Trung Quốc sẽ bị xử phạt theo qui định.
Không đồng tình với biện pháp này, nhiều tiểu thương cho biết sẽ chuyển ra ngoài nếu như UBND TP tiếp tục cấm. Bà Trần Thi Lan (tiểu thương tại chợ) cho biết, gia đình kinh doanh mặt hàng khoai tây hơn 4 năm nay.
Đa số hàng phải nhập từ Trung Quốc mới đủ cung cấp cho các đầu mối.
Trước khi lệnh cấm có hiệu lực nhiều tiểu thương đã tranh thủ nhập hàng trăm tấn khoai tây Trung Quốc.
“Khoai tây Đà Lạt chỉ được 6 tháng trong năm, nếu như không nhập thêm từ Trung Quốc thì không đủ hàng bỏ cho các mối.
Hết mùa, chúng tôi lấy hàng đâu ra để giao cho khách.
Vì vậy, UBND TP không dỡ bỏ lệnh cấm thì tôi sẽ chuyển ra ngoài để kinh doanh”, bà Lan nói.
Tương tự, một tiểu thương khác cũng cho biết nếu cấm thì tỉnh Lâm Đồng nên kiến nghị trung ương không cho nhập khẩu khoai tây Trung Quốc. “Chứ đằng này cho nhập nhưng lại cấm không cho mang vào chợ để đóng gói giao cho các đầu mối thì không ổn.
Nếu như chính quyền cấm không cho đưa vào chợ thì chúng tôi sẽ ra ngoài để kinh doanh”, người này cho biết thêm.
Theo ông Nguyễn Xuân Kỳ - Tổ phó phụ trách chợ nông sản Đà Lạt (thuộc Ban quản lý chợ Đà Lạt) cho biết, sau khi có lệnh cấm một số tiểu thương thông báo trả lại sạp. Ngoài ra, một số tiểu thương khác cũng có ý định trả lại sạp, ra ngoài kinh doanh.
Theo họ, không cho đưa khoai tây Trung Quốc vào chợ cũng đồng nghĩa với không có việc làm. “Họ kinh doanh khoai tây mà không có hàng thì thuê mặt bằng làm gì tốn tiền”, ông Kỳ nói thêm. Một số tiểu thương muốn chuyển ra ngoài vì không được bán khoai tây Trung Quốc.
Theo thống kê, chợ nông sản Đà Lạt có tổng cộng hơn 80 gian hàng nhưng trong đó 24 sạp kinh doanh khoai tây.
Trao đổi với phóng viên, ông Dương Ngọc Đức - Trưởng Phòng kinh tế TP Đà Lạt cho biết việc tiểu thương chuyển ra ngoài không quan trọng cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động của chợ.
Vì khi những người này chuyển đi sẽ có người khác vào thuê. “Để bảo vệ cho khoai tây Đà Lạt nên UBND TP ban hành văn bản cấm đưa mặt hàng này vào chợ cho dễ quản lý.
Nếu tiểu thương nào không đồng ý có thể chuyển ra ngoài để kinh doanh.
Tuy nhiên, khi ra ngoài, phòng sẽ không cấp giấy phép.
Ngoài ra, khi cơ sở chế biến phát sinh ô nhiễm môi trường sẽ kiến nghị Công an môi trường kiểm tra, xử lý”, ông Đức nói.
Theo ông này, Phòng kinh tế thì chỉ xử phạt bên trong chợ, còn bên ngoài chợ thì không.
“Sắp tới, Phòng kinh tế sẽ kiến nghị cấp trên cho các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu để dễ quản lý cũng như bảo vệ thương hiệu cho khoai tây Đà Lạt”, ông Đức nói thêm.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đoàn Trọng Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, cho biết hiện các doanh nghiệp đang tồn kho gần 2.000 tấn trà Ô long, do xuất khẩu sang lãnh thổ Đài Loan gặp khó khăn.

Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.

Hôm (12.10), Hội nghị toàn quốc phòng, chống phân bón giả được tổ chức tại Hà Nội. Trước đó, thông tin được đưa ra tại một diễn đàn phòng, chống sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng diễn ra tại Thanh Hóa hôm 9.10 đã khiến không ít đại biểu giật mình.

Hai nhà máy cá tra của Hùng Vương có vốn đầu tư 30 triệu USD, công suất thiết kế 500 tấn cá nguyên liệu/ngày, lắp đặt hoàn toàn bằng thiết bị công nghệ của Nhật, Mỹ và châu Âu.

Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) vừa cho biết, thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày qua đã sôi động trở lại.