9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước đạt 1,078 triệu USD
Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm giảm 9,2% so với năm 2014
Theo Hiệp hội cá tra Việt Nam, tính đến ngày 4/10, tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước giảm so cùng kỳ 4%, sản lượng thu hoạch giảm 4%.
Riêng tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi dẫn đầu cả nước với 940ha diện tích nuôi mới và đạt sản lượng cao nhất. Bên cạnh đó, trong năm 2015, thị trường thức ăn tương đối ổn định khiến giá cá giống và cá nguyên liệu có xu hướng giảm so với cùng kỳ.
Cụ thể, đầu năm 2015 giá cá giống trung bình 24.500 đồng/kg, đến thời điểm hiện tại giảm còn 19.500 đồng/kg do việc xuất khẩu sang 2 thị trường trọng điểm EU và Hoa Kỳ giảm đáng kể.
Theo số liệu đăng ký tại Hiệp hội cá tra Việt Nam, năm 2015, cá tra Việt Nam xuất khẩu đến 131 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu là 203 doanh nghiệp.
Đến ngày 15/9/2015, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,078 triệu USD, giảm 9,2% so cùng kỳ năm 2014. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hai thị trường trọng điểm Hoa Kỳ giảm 3%, EU giảm 17%, Brazil giảm 42,9%...
Tính đến 3/10/2015, tổng lượng đăng ký xuất khẩu đạt 739 ngàn tấn thành phẩm, trong đó 77% là sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh, sản phẩm khai thác phụ phẩm thành dầu cá 3,44%, bột cá chỉ đạt 3,44% tổng khối lượng xuất khẩu.
Trung Quốc và Hồng Kông là thị trường tiêu thụ lớn nhất với 122 ngàn tấn thành phẩm (chiếm 16%).
Dịp này, Hiệp hội cá tra Việt Nam cũng giới thiệu chương trình khởi động dự án thương mại điện tử ngành cá trang thương mại thủy sản www.mekongfishmarket.com.
Đây là kênh thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, chuẩn nhà máy chế biến, vùng nguyên liệu cho các thành phần tham gia cung cấp cá tra xuất khẩu, đồng thời là kênh thông tin tin cậy cho nhà nhập khẩu.
Trang tin này được thiết kế ưu tiên tính năng tự cập nhật của nhà cung ứng sản phẩm cá tra thị trường quốc tế thông qua hoạt động của Hiệp hội cá tra Việt Nam.
Hiệp hội hỗ trợ thương mại thông qua mở rộng đối tác có khả năng thẩm định năng lực của doanh nghiệp, năng lực vùng nguyên liệu, hiệp hội thủy sản thị trường các nước…
Việc thực hiện chương trình khởi động dự án thương mại điện tử ngành cá nhằm xây dựng uy tín và khả năng tiêu thụ, giảm thiểu chi phí giao dịch cho ngành cá tra Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.
Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.
Việc tham gia TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bỏ các hạn ngạch nhập khẩu... Ngành này được dự báo sẽ gặp tình cảnh “đắng nhiều hơn ngọt” do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới…
“Đặt lọp lươn xong không dám ngủ mà phải thức thâu đêm canh chừng vì sợ trộm đổ lọp của mình. Đi đến đâu là mắc võng nghỉ tại chỗ đó. Luôn cảnh giác với kẻ trộm, vậy mà chúng tôi bị dỡ lọp trước hoài…”
"Các doanh nghiệp cần hỗ trợ nhau, cố gắng vượt qua khó khăn chứ không phải là cạnh tranh thu mua mía ở vùng nguyên liệu như từng xảy ra. Có vậy, doanh nghiệp và nông dân sản xuất mía mới mong sống sót”.