Tiểu thương đánh tiếng rời chợ nông sản Đà Lạt
Vừa qua, UBND TP Đà Lạt ban hành văn bản cấm các tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt.
Theo đó, từ ngày 1/11, tiểu thương nào nhập khoai tây Trung Quốc sẽ bị xử phạt theo qui định.
Không đồng tình với biện pháp này, nhiều tiểu thương cho biết sẽ chuyển ra ngoài nếu như UBND TP tiếp tục cấm. Bà Trần Thi Lan (tiểu thương tại chợ) cho biết, gia đình kinh doanh mặt hàng khoai tây hơn 4 năm nay.
Đa số hàng phải nhập từ Trung Quốc mới đủ cung cấp cho các đầu mối.
Trước khi lệnh cấm có hiệu lực nhiều tiểu thương đã tranh thủ nhập hàng trăm tấn khoai tây Trung Quốc.
“Khoai tây Đà Lạt chỉ được 6 tháng trong năm, nếu như không nhập thêm từ Trung Quốc thì không đủ hàng bỏ cho các mối.
Hết mùa, chúng tôi lấy hàng đâu ra để giao cho khách.
Vì vậy, UBND TP không dỡ bỏ lệnh cấm thì tôi sẽ chuyển ra ngoài để kinh doanh”, bà Lan nói.
Tương tự, một tiểu thương khác cũng cho biết nếu cấm thì tỉnh Lâm Đồng nên kiến nghị trung ương không cho nhập khẩu khoai tây Trung Quốc. “Chứ đằng này cho nhập nhưng lại cấm không cho mang vào chợ để đóng gói giao cho các đầu mối thì không ổn.
Nếu như chính quyền cấm không cho đưa vào chợ thì chúng tôi sẽ ra ngoài để kinh doanh”, người này cho biết thêm.
Theo ông Nguyễn Xuân Kỳ - Tổ phó phụ trách chợ nông sản Đà Lạt (thuộc Ban quản lý chợ Đà Lạt) cho biết, sau khi có lệnh cấm một số tiểu thương thông báo trả lại sạp. Ngoài ra, một số tiểu thương khác cũng có ý định trả lại sạp, ra ngoài kinh doanh.
Theo họ, không cho đưa khoai tây Trung Quốc vào chợ cũng đồng nghĩa với không có việc làm. “Họ kinh doanh khoai tây mà không có hàng thì thuê mặt bằng làm gì tốn tiền”, ông Kỳ nói thêm. Một số tiểu thương muốn chuyển ra ngoài vì không được bán khoai tây Trung Quốc.
Theo thống kê, chợ nông sản Đà Lạt có tổng cộng hơn 80 gian hàng nhưng trong đó 24 sạp kinh doanh khoai tây.
Trao đổi với phóng viên, ông Dương Ngọc Đức - Trưởng Phòng kinh tế TP Đà Lạt cho biết việc tiểu thương chuyển ra ngoài không quan trọng cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động của chợ.
Vì khi những người này chuyển đi sẽ có người khác vào thuê. “Để bảo vệ cho khoai tây Đà Lạt nên UBND TP ban hành văn bản cấm đưa mặt hàng này vào chợ cho dễ quản lý.
Nếu tiểu thương nào không đồng ý có thể chuyển ra ngoài để kinh doanh.
Tuy nhiên, khi ra ngoài, phòng sẽ không cấp giấy phép.
Ngoài ra, khi cơ sở chế biến phát sinh ô nhiễm môi trường sẽ kiến nghị Công an môi trường kiểm tra, xử lý”, ông Đức nói.
Theo ông này, Phòng kinh tế thì chỉ xử phạt bên trong chợ, còn bên ngoài chợ thì không.
“Sắp tới, Phòng kinh tế sẽ kiến nghị cấp trên cho các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu để dễ quản lý cũng như bảo vệ thương hiệu cho khoai tây Đà Lạt”, ông Đức nói thêm.
Related news
Sở hữu "thân hình" nặng tới 854kg, chiều cao 1,37m, chu vi hơn 5,2m, trái bí ngô của cặp anh em sinh đôi nhà Paton đã chính thức trở thành "quái vật" bí ngô có cân nặng khủng nhất vương quốc Anh.
Từ loại trái cây mọc hoang là cà na và hồng quân, rụng xuống nước cá cũng không thèm ăn, một nông dân vùng Bảy Núi (An Giang) đã tận dụng và sản xuất thành công loại rượu nhẹ giữ nguyên hương vị đặc trưng “không giống ai” của những loại trái này...
85 năm trước, cuộc biểu tình ngày 12.9.1930 của hơn 2 vạn nông dân (ND) huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) bị thực dân Pháp đàn áp chìm trong biển máu... Nối tiếp truyền thống hào hùng ấy của cha anh, ngày nay ND Hưng Nguyên đang nỗ lực vươn lên làm giàu cho mình và cho xã hội.
Không khí tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối qua trở nên náo nhiệt hơn bởi sự có mặt của 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015. Cùng với những cái bắt tay, chào hỏi là những câu chuyện về kết nối thông tin, làm ăn, hội nhập mà chỉ nhà nông xuất sắc mới nghĩ ra...
Giữa tình hình khó khăn do nắng hạn gay gắt khiến vụ thu hoạch chậm hơn 20 – 25 ngày, giá ngô thương phẩm giảm khiến thu nhập của nông dân (ND) nhiều nơi bị ảnh hưởng..., thì vụ ngô 2015 tại Sơn La vẫn được mùa, nhà nông thu nhập khá nhờ việc sử dụng giống ngô biến đổi gen (BĐG).