Tiêu hủy ổ dịch gần 1.200 con gia cầm nhiễm virus cúm A/H5N6

Các cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu vừa phối hợp với huyện Tam Đường tiến hành tiêu hủy gần 1.200 con gia cầm các loại, do nhiễm virus cúm A/H5N6 tại hai ổ dịch thuộc xã Sơn Bình và xã Bình Lư.
Trong số trên 1.200 con gia cầm bị tiêu hủy, có trên 600 con của 12 hộ dân ở bản 46, xã Sơn Bình, còn lại 300 con là gà giống không rõ nguồn gốc, do cơ quan chức năng bắt được của một người dân trên địa bàn vận chuyển lậu qua vùng có dịch.
Và số gia cầm còn lại được phát hiện bị nhiễm cúm trước đó tại Trại thực nghiệm giống gia cầm thuộc Trung tâm Dạy nghề huyện Tam Đường.
Các lực lượng chức năng địa phương tiến hành tiêu hủy đàn gia cầm.
Theo thông tin từ Trạm thú y huyện Tam Đường, các ổ dịch này xuất hiện tại gia đình ông Hoàng Xuân Quý, trưởng bản 46 từ khoảng trung tuần tháng 9 vừa qua.
Khi đó đàn gia cầm có trên 1.000 con, chủ yếu là gà. Khi thấy gia cầm của gia đình chết lác đác, ông Quý nghĩ là do thời tiết chuyển mùa, nên đã dùng thuốc nam để chữa cho đàn gà mà không thông báo tình hình cho cán bộ thú y.
Đến ngày 2/10, qua quá trình kiểm tra nắm tình hình, Cơ quan thú y phát hiện thấy sự việc trên, nên đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương vùng một để xét nghiệm.
Ngày 7/10, kết quả từ Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương vùng một gửi lại cho thấy, các mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm đều dương tính với virus cúm A/H5N6.
Ông Bùi Quang Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường cho biết: Hiện nay, ngoài việc tổ chức tiêu hủy tại chỗ, phun tiêu độc khử trùng, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phát cấp thuốc tiêu độc khử trùng cho các bản trong vùng nguy hiểm và vùng đệm. Đồng thời, cử cán bộ xuống các bản theo dõi, kiểm tra giám sát nắm tình hình để kịp thời phát hiện dịch.
Các cơ quan chức năng cũng tiến hành quản lý chặt việc mua bán gia cầm ở các chợ, không được vận chuyển ra khỏi địa bàn dưới bất kỳ hình thức nào.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức tiêm phòng toàn bộ đàn gia cầm của huyện và đề nghị UBND tỉnh công bố dịch trên địa bàn xã Sơn Bình.
Đồng thời, tổ chức cách ly tám cán bộ của Trại giống để theo dõi, bởi cả tám người này đều bị cúm trong quá trình, điều trị, chăm sóc đàn gà bị nhiễm cúm trước đó.
Hiện nay, nguyên nhân xuất hiện dịch cúm A/H5N6 tại địa phương vẫn chưa xác định được nguyên nhân và UBND tỉnh Lai Châu đã có quyết định công bố dịch trên địa bàn xã Bình Lư - nơi đóng chân của Trại thực nghiệm giống địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến nấm Linh chi và nấm Sò tại xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện A Lưới chọn Hợp tác xã Hoàng Thiện làm đơn vị chủ trì thực hiện dự án.

“Nếu cứ lo thất bại thì chẳng thể nào có ngày thành công. Tôi quyết định bỏ tiền ra thử trồng rau thủy canh theo công nghệ châu Âu một phen…” - bà Phạm Thị Thu Cúc, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng chia sẻ.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp thuộc Sở NN&PTNT, cho biết: Từ đầu năm đến nay, giá gỗ nguyên liệu để chế biến dăm xuất khẩu như bạch đàn, keo lai được các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Định thu mua ở mức ổn định 1,25 triệu đồng/tấn, tăng 200 ngàn đồng/tấn so với thời điểm cuối năm ngoái. Với mức giá cao và ổn định như trên, người trồng rừng đang có lãi trên 500 ngàn đồng/tấn gỗ nguyên liệu.
Với sự nỗ lực của bà con nhân dân và địa phương, vụ sản xuất Đông Xuân trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã kết thúc, đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, do thời tiết trong năm có nhiều diễn biến hết sức phức tạp. Lượng mưa tiếp tục thiếu hụt khiến nước tại các hồ chứa như Suối Trầu, Sở Quan, Bến Ghe đã cạn nước.

Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Thanh Oai (Hà Nội) đã phát triển mạnh và đem lại hiểu quả kinh tế cao cho người sản xuất nấm, đồng thời giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động tại các địa phương.