Giá heo hơi vẫn còn bấp bênh
Heo hơi loại tốt tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh như: Hậu Giang, An Giang,Vĩnh Long, Bến Tre… hiện có giá 39.000 - 40.500 đồng/kg.
Trong khi đó, heo hơi loại thông thường được nhiều hộ chăn nuôi bán cho thương lái ở mức 37.000 - 38.000 đồng/kg. Với giá heo hơi hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi chỉ phá huề vốn hoặc có lời rất thấp, chỉ khoảng 200.000 - 300.000 đồng/con heo khoảng 100kg.
Theo giới kinh doanh thịt heo, hiện nay giá heo hơi trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào lượng heo hơi tới lứa xuất bán trong dân mà phụ thuộc rất lớn vào nguồn thịt heo nhập khẩu và heo hơi do người dân nuôi gia công cho các doanh nghiệp, nhất là Tập đoàn C.P.
Những tuần gần đây, lượng heo hơi tới lứa xuất bán trong dân có phần giảm so với trước và nhu cầu tiêu thụ thịt heo trên thị trường vẫn ở mức cao nên giá heo hơi có xu hướng phục hồi trở lại.
Tuy nhiên, những ngày qua, giá heo hơi có chiều hướng giảm khi lượng heo hơi nuôi gia công tại nhiều địa phương được đẩy mạnh xuất chuồng.
Có thể bạn quan tâm
Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.
Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.
Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì hành trình “giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức trở thành “doanh nhân nông nghiệp”, làm giàu bằng nghề nông” - như cách nói của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vẫn còn nhiều gian nan. Vì vậy, sắp tới đây các tỉnh Tây Nam bộ cần có những sách lược phát triển thỏa đáng hơn, hợp tác, liên kết vùng để cùng nhau phát triển trong giai đoạn mới.
Năm 2014, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội xây dựng được 63 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô 6.971ha, tăng 116,2% so với kế hoạch, trong đó vụ Xuân 2.980ha, vụ Mùa 3.987ha tại 11 huyện ngoại thành. Năng suất các giống lúa chất lượng cao năm nay bình quân đạt 5,2 - 5,4 tấn/ha, với tổng sản lượng gần 37.000 tấn. Giá trị sản phẩm lúa hàng hóa đạt 406,64 tỷ đồng và cho hiệu quả kinh tế đạt 224,46 tỷ đồng.