Tiêu thụ nông sản kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long
Tại diễn đàn, các đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo chính quyền và doanh nghiệp… tập trung vào chủ đề “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập - kinh nghiệm từ ĐBSCL”.
Một bài toán đặt ra trong nhiều năm qua nhưng chưa có lời giải thấu đáo cho nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là vấn đề được mùa - mất giá, tư thương ép giá...
Người nông dân ĐBSCL thường gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa nông sản. Năm 2015, yêu cầu về hội nhập khiến nông sản Việt Nam ở thế cạnh tranh khốc liệt do việc giảm thuế mạnh.
Đây là kết quả của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã, đang và sẽ gia nhập.
Do đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần có những giải pháp kịp thời để thúc đẩy tiêu thụ nông sản gắn với vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp; tận dụng cơ hội, khắc phục các thách thức của hội nhập.
ĐBSCL đến nay vẫn chủ yếu sản xuất và xuất khẩu thô (gạo, cá, tôm đông lạnh, trái cây tươi...), giá trị gia tăng còn thấp.
Thời điểm vào vụ thu hoạch, do chưa ký kết hợp đồng thu mua trước với các đối tác, giá hàng nông sản thường giảm xuống mức rất thấp (do thương lái ép giá hay do thiếu phương tiện bảo quản).
Đây là hậu quả của quá trình canh tác nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa được kết nối với khâu chế biến và tiêu thụ theo tín hiệu thị trường thiếu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.
Nông dân tự cho mình có quyền tự do quyết định theo thói quen hay tâm lý đám đông, tự quyết định canh tác, sản xuất, doanh nghiệp có lợi mới mua, không có sự ràng buộc.
Chính việc mất cân đối cung - cầu tạm thời trong thời điểm nhất định đã dẫn đến việc được mùa nhưng mất giá triền miên trong nhiều năm qua, nông dân luôn là người bị thua thiệt. Thành quả lao động cực nhọc của nông dân chưa được bù đắp tương xứng…
Năm 2013, giá bán sản phẩm cây trồng ngắn ngày giảm 1,46%; cây ăn trái lâu năm giảm 2,46%; chăn nuôi giảm 9,9%; thủy sản giảm 0,39%...
Trong khi đó, giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... đều tăng cao. Từ nhiều năm nay, sản lượng gạo xuất khẩu ở ĐBSCL không ngừng tăng, nhưng giá trị không tăng tương ứng, người trồng lúa chưa thể giàu lên được...
Các đại biểu tập trung trao đổi về các nhóm vấn đề, như: Tác động của tiêu thụ hàng nông sản tới tình hình KT-XH ở ĐBSCL; vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản ở ĐBSCL; tiêu thụ hàng nông sản ở ĐBSCL gắn với cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại (TPP, FTA, BTA);
Tăng cường sự tham gia của hàng nông sản ĐBSCL trong chuỗi giá trị toàn cầu…
Trên cơ sở các tài liệu, các tham luận gợi mở và các ý kiến thảo luận thu được từ diễn đàn, thư viện Quốc hội sẽ tổng hợp và cung cấp tới các đại biểu Quốc hội phục vụ thảo luận tình hình KT-XH tại kỳ họp thứ 10 bắt đầu diễn ra vào cuối tháng 10/2015.
Related news
Trong những ngày qua, người nuôi heo ở vùng ĐBSCL cho biết giá heo hơi giảm mạnh, hiện còn 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ.
Thay vì chặt bỏ cả vườn cây cao su để chuyển đổi sang cây trồng khác, nhiều nông dân trong tỉnh Đăk Nông đã liều lĩnh chắn rễ, rong tỉa, hãm ngọn cây cao su để làm trụ sống trồng hồ tiêu.
Niên vụ 2014-2015, ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, khi niên vụ cà phê (từ tháng 10/2014 - 9/2015) sắp kết thúc, ngành cà phê mới xuất khẩu được 1,05 triệu tấn.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm 2015, hàng Việt Nam chiếm tới gần 90% trong hệ thống các cửa hàng bình ổn thị trường. Tâm lý tin dùng hàng Việt cũng có nhiều chuyển biến tích cực khi có tới 93% người tiêu dùng đã quan tâm và biết đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, một thực tế đáng buồn là chỉ tính riêng mặt hàng rau - củ - quả, hàng Trung Quốc vẫn tràn ngập khắp các chợ, khiến người mua hoang mang vì bị đánh lừa.
Ngày 3-9, ông Trần Ngọc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, cho biết từ cuối tháng 8 đến nay giá thanh long giảm thê thảm, người trồng lỗ nặng.