Tiêu hủy 1.380 con gia cầm ốm chết do H5N1

Đưa gia cầm bị bệnh đi tiêu hủy.
Theo Chi cục Thú y Hà Tĩnh, ngày 15/9/2015, dịch cúm gia cầm được phát hiện tại hộ ông Phạm Nhật Thành ở thôn Đông Thinh, xã Phú Lộc (Can Lộc) với 100/380 con vịt ốm chết, buộc phải tiêu hủy cả tổng đàn.
3 ngày sau đó, tại hộ ông Võ Văn Nguyên, thôn Bắc Trị, xã Thạch Trị (Thạch Hà) lại phát hiện có 200/1000 con vịt ốm, chết và tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm này.
Ngay sau khi phát hiện bệnh, Chi cục thú y tỉnh và cán bộ phòng chuyên môn các địa phương đã xuống kiểm tra và chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch.
Nguyên nhân ban đầu là do số gia cầm bị dịch bệnh ốm, chết trên đều chưa được tiêm phòng vắc xin H5N1; môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh; thời thiết khắc nghiệt làm giảm sức đề kháng của vật nuôi nên dịch phát sinh và lây lan...
Để khống chế dịch bệnh kịp thời, không để lây lan ra diện rộng, Chi cục thú y tỉnh đã tiến hành tiêu hủy số gia cầm của hộ có dịch theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh môi trường;
Lập cam kết nuôi nhốt gia cầm tại chuồng, các hộ có dịch tuyệt đối không được mua bán, vận chuyển giết mổ gia trong thời gian theo quy định; tổ chức tiêm phòng bao vây chống dịch được 4.350 con gia cầm ở 3 xã Phú Lộc, Trường Lộc và Kim Lộc, đồng thời phun hóa chất tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột chuông trại và các khu vực có nguy cơ cao.
Có thể bạn quan tâm

Toàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có 4 xã nuôi ngao với tổng diện tích 703 ha. Nếu thời tiết thuận lợi và không dịch bệnh, mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/ha. Mặc dù sản phẩm làm lớn, nhưng nghề nuôi ngao ở Hậu Lộc vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi đường ra thị trường còn nhiều “chướng ngại”.

Nhằm góp phần khắc phục, cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang, theo kế hoạch quy hoạch và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tỉnh đã đề ra Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ BVMT.

Sáng 9/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với thị trấn Thuận An (Phú Vang) tổ chức thả tôm sú, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển Thuận An.

Thay thế sức kéo của 8 người, rút ngắn thời gian kéo chỉ còn 1/5 lần, tăng lượt thả lưới gấp 3 lần… chiếc máy kéo lưới bằng thủy lực do anh Lê Phước Hoàng (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), chủ cơ sở sửa chữa động cơ máy thủy Phước Hoàng chế tạo đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con ngư dân hành nghề đánh bắt lưới rê, lưới cá.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện giá cá tra nguyên liệu đang ở mức thấp, chỉ từ 22.000 đến 23.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu tăng trở lại.