Tiêu hủy 1.380 con gia cầm ốm chết do H5N1

Đưa gia cầm bị bệnh đi tiêu hủy.
Theo Chi cục Thú y Hà Tĩnh, ngày 15/9/2015, dịch cúm gia cầm được phát hiện tại hộ ông Phạm Nhật Thành ở thôn Đông Thinh, xã Phú Lộc (Can Lộc) với 100/380 con vịt ốm chết, buộc phải tiêu hủy cả tổng đàn.
3 ngày sau đó, tại hộ ông Võ Văn Nguyên, thôn Bắc Trị, xã Thạch Trị (Thạch Hà) lại phát hiện có 200/1000 con vịt ốm, chết và tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm này.
Ngay sau khi phát hiện bệnh, Chi cục thú y tỉnh và cán bộ phòng chuyên môn các địa phương đã xuống kiểm tra và chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch.
Nguyên nhân ban đầu là do số gia cầm bị dịch bệnh ốm, chết trên đều chưa được tiêm phòng vắc xin H5N1; môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh; thời thiết khắc nghiệt làm giảm sức đề kháng của vật nuôi nên dịch phát sinh và lây lan...
Để khống chế dịch bệnh kịp thời, không để lây lan ra diện rộng, Chi cục thú y tỉnh đã tiến hành tiêu hủy số gia cầm của hộ có dịch theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh môi trường;
Lập cam kết nuôi nhốt gia cầm tại chuồng, các hộ có dịch tuyệt đối không được mua bán, vận chuyển giết mổ gia trong thời gian theo quy định; tổ chức tiêm phòng bao vây chống dịch được 4.350 con gia cầm ở 3 xã Phú Lộc, Trường Lộc và Kim Lộc, đồng thời phun hóa chất tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột chuông trại và các khu vực có nguy cơ cao.
Related news

Thạc sĩ Dương Thọ Trường, Chi cục Phó Chi cục thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Cá điêu hồng ở tỉnh Đồng Tháp không bị nhiễm chất Trifluralin.

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới và cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân là những nội dung được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phú Xuyên.

Giống bê Bách Thảo được nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chọn nuôi luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu con giống hiện nay nhờ ưu điểm về tầm vóc, sức tăng trưởng khá nhanh, khả năng chống chịu và thích nghi tốt. Toàn huyện hiện có 5.800 con dê tập trung nhiều nhất tại các xã: Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt... Với mô hình này, bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên ổn định cuộc sống.

Thời điểm tháng 11.2011, khi giá ớt tươi từ 45.000 – 55.000 đồng/kg, nông dân miền Tây đổ xô trồng ớt. Tuy nhiên, hiện nay giá ớt giảm được cho là do thị trường chính (Trung Quốc) giảm “ăn”, khiến giá sụt giảm.