Nông dân trồng mía Hậu Giang phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá

Năm nay do không có lũ nên nông dân trồng mía ở tỉnh Hậu Giang không bị áp lực phải thu hoạch sớm.
Nhờ vậy cây mía chín nên trữ đường khá cao, bên cạnh đó, giá mía đang ở mức từ 1.000 - 1.200 đồng/kg, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Do trúng mùa, trúng giá nên người trồng mía ở Hậu Giang rất phấn khởi.
Vụ mía này, nông dân tỉnh Hậu Giang trồng gần 11.500ha , tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy.
Đến thời điểm này, nông dân ở đây đã thu hoạch được gần 6.500ha.
Do giá mía đang ở mức cao nên tình hình thu hoạch mía của bà con ở huyện Phụng Hiệp, vùng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh đang diễn ra rất nhộn nhịp với thương lái đến đây thu mua ngày một đông.
Bình quân mỗi ngày, bà con nơi đây đốn thu hoạch hơn 100 ha mía với số ghe thu mua dao động từ 200 đến 250 ghe.
Với giá mía được thu mua từ 1.000 đến 1.200 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng mía lãi từ 35 đến hơn 100 triệu đồng/ha.
Anh Đinh Văn Triệu ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Năm nay tôi trồng 1 ha thì năng suất bình quân là 230 tấn/ha.
Giá thị trường hiện ở mức 1.000 đồng/kg nên nông dân năm nay thu về lợi nhuận cao.
Trung bình, trừ chi phí, nông dân lời từ 70 - 80 triệu đồng/ha”.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự kiến từ ngày 1/8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại 3 loại quả cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.

Lâu nay, cụm từ “trông chờ, ỷ lại” thường được gán cho nông dân một cách áp đặt khi nói về nguyên nhân của tư duy sản xuất lạc hậu, trì trệ, kém phát triển; trong khi điều mà họ cần là một định hướng phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả để làm “điểm tựa” chứ không hoàn toàn là sự hỗ trợ mang tính “mùa vụ”. Khắc phục điểm yếu này, Hội Nông dân tỉnh đang triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hội viên bằng phương pháp “Cầm tay chỉ việc”.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp (NN) của huyện Hoàng Su Phì đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất NN theo hướng hàng hóa; huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực đưa máy móc vào sản xuất, chế biến nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.

Ăn phải thịt heo có tồn dư chất tạo nạc sẽ bị ngộ độc, lâu dài có thể gây biến chứng ung thư.

Những năm qua, huyện Phụng Hiệp tập trung thực hiện chuyển dịch sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đưa sản xuất nông nghiệp ở địa phương có bước phát triển mới.