Tiếp Tục Đẩy Mạnh Phát Triển Các Loại Cây Trồng Chủ Lực
Ngày 25-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) để nghe báo cáo về Chương trình phát triển các loại cây trồng chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015.
Theo NN-PTNT, tính đến 20-11-2014, vùng chuyên canh cây trồng chủ lực của tỉnh đã phát triển lên đến 43.575 ha, trong đó có 6.333 ha tiêu; 9.195 ha cà phê; 1694 ha sầu riêng; 16.179 ha điều; 9.248 ha xoài và 971 ha bưởi.
Hiện toàn tỉnh có 4 hợp tác xã (HTX) được cấp giấy chứng nhận sản xuất VietGAP là: HTX Nông nghiệp - dịch vụ Thương mại Bình Lộc (TX.Long Khánh); HTX Nông nghiệp - dịch vụ Phú Lý và HTX Nông nghiệp - dịch vụ Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu); HTX Nông nghiệp - dịch vụ Du lịch Suối Lớn (huyện Xuân Lộc).
Cũng theo Sở NN-PTNT, nặc dù Chương trình cây con chủ lực giai đoạn 2011-2015 được đánh giá là phù hợp và hiệu quả, nhưng công tác tổ chức vận động các doanh nghiệp tham gia hợp đồng liên kết sản xuất, gia công và tiêu thụ nông sản thực hiện chưa tốt; cơ chế, chính sách hỗ trợ vay vốn cho các hộ dân đăng ký thực hiện mô hình tại các ngân hàng, cơ sở tín dụng vẫn còn nhiều bất cập…
Phát biểu tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu các cấp, các ngành và đoàn thể phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân khi tham gia chương trình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nông dân quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản.
Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201411/tiep-tuc-day-manh-phat-trien-cac-loai-cay-trong-chu-luc-2353984/
Có thể bạn quan tâm
Rửa sạch lớp đất đen của khoai tây Trung Quốc, sau đó phủ một lớp đất hồng phấn của Đà Lạt lên, giá khoai tây Trung Quốc lập tức tăng gấp 3 đến 4 lần.
Tỷ giá biến động, giá nguyên liệu nhân công tăng cao khiến sản phẩm tôm của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Từ UBND xã Keo Lôm đi dọc theo con đường nhựa vào huyện Điện Biên Đông đến ngã ba Trại Bò sẽ gặp khu dân cư với trên 40 ngôi nhà gỗ, lợp prô xi măng kiên cố, khang trang. Đó chính là bản Trại Bò. Hiện nay, bản có 45 hộ dân, tách thành 2 nhóm: Nhóm người dân tộc Khơ Mú và nhóm người dân tộc Mông. Chuyển về nơi ở mới và được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cuộc sống của người dân bản Trại Bò đã bước sang một trang mới.
Không ít doanh nghiệp ví Đồng Nai là “thủ phủ” sản xuất thức ăn chăn nuôi của cả nước, vì mỗi năm các nhà máy trong tỉnh cung cấp cho thị trường trên 2,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, đây vẫn là nơi hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
UBND tỉnh vừa ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, Chi cục Thú y Đồng Nai tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ… Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện “Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.