Sơn Dương (Tuyên Quang) Chú Trọng Thâm Canh Mía

Phát triển vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã và đang phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện đồng bộ các giải pháp đầu tư thâm canh, phát triển vùng nguyên liệu mía.
Thực hiện kế hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu, hàng năm UBND huyện phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, tập trung điều tra, khảo sát diện tích đất có thể trồng được mía để lập kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị, các xã vùng nguyên liệu mía triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Phát triển diện tích, giống mía và vật tư là các khâu quan trọng. Niên vụ 2013 - 2014, Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương đã điều chuyển, cung ứng 5.988 tấn mía giống; 9.500 tấn phân vi sinh hữu cơ; 5.200 kg thuốc bảo vệ thực vật để xử lý đất và bố trí 20 máy làm đất để hỗ trợ bà con.
Cùng với đó công ty cũng phân công cán bộ nông vụ, hướng dẫn các hộ gia đình trồng, chăm sóc và các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại mía. Tổng kinh phí đầu tư ban đầu cho vùng sản xuất mía trên địa bàn huyện năm 2014 là 41,7 tỷ đồng.
Kết quả, năm 2014, toàn huyện đã trồng mới được 887,34 ha, nâng tổng số diện tích mía toàn huyện lên 3.517,1 ha. Trong đó, có 2.400 ha là các giống mía có chất lượng cao, chiếm 68,2% tổng diện tích mía hiện có, với các giống: Roc 10; Viên lâm 6; Roc 22; Liễu hành; QD 21; QD 15; YT 006... Hiện một số diện tích mía chín sớm đã cho thu hoạch, năng suất mía đồi ước đạt 51,2 tấn/ha, riêng mía soi bãi, ruộng 1 vụ ước đạt trên 56 tấn/ha, tăng 0,9 tấn/ha so với năm 2013 và ước sản lượng toàn vùng đạt khoảng 182.853 tấn.
Tuy nhiên, việc phát triển vùng nguyên liệu mía thiếu tính ổn định, không tập trung, làm tăng chi phí đầu tư sản xuất, vận chuyển; một số giống mía năng suất, chất lượng thấp do không phù hợp thổ nhưỡng...
Hiện nay diện tích trồng trên đất đồi là 2.974 ha, chiếm 84,5%. Cùng với đó là diện tích mía phế canh còn rất cao, với 1.157,7 ha, chiếm 32,9% tổng diện tích, tập trung ở các xã: Tuân Lộ, Đại Phú, Đông Lợi, Phú Lương, Hợp Hòa, Văn Phú, Sơn Nam, Hào Phú. Bên cạnh đó, là những vướng mắc trong thu mua, vận chuyển nguyên liệu, thanh toán vẫn còn xảy ra khá phổ biến làm ảnh hưởng đến tâm lý người trồng mía và khó khăn trong phát triển vùng nguyên liệu.
Để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh đạt 4.317 ha vào năm 2015, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển vùng mía nguyên liệu, huyện và Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó đặc biệt coi trọng vấn đề về giống, vật tư; xây dựng mô hình thâm canh trên từng loại đất, chuyển đổi cơ cấu giống mía, lựa chọn mía giống năng suất, chất lượng cao, có khả năng chịu hạn để đưa vào sản xuất thay thế các giống cũ năng suất thấp, chất lượng kém; áp dụng các biện pháp bảo đảm không để thiếu mía giống trên diện rộng; khuyến khích, nhân rộng mô hình câu lạc bộ 80 tấn/ha tại các xã vùng nguyên liệu.
Riêng đối với việc thu mua, vận chuyển mía, huyện cũng đã làm việc với các địa phương, ngành chức năng gồm: Công an, Đội Quản lý thị trường kiểm tra ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp thu mua, vận chuyển mía không đúng hợp đồng, vi phạm vùng quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 5 tháng qua, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) đã tập trung sản xuất cung ứng giống, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động chuyên ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định. Đặc biệt là thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi. Từ sản xuất cung ứng giống Tuy diện tích lúa của tỉnh Bến Tre không lớn, giá trị gia tăng từ cây lúa không cao nhưng tác động vào cây lúa là góp phần quan trọng vào cải thiện thu nhập cho người trồng lúa vốn chiếm một tỷ lệ khá cao trong nông hộ của tỉnh. Ở vụ Đông - Xuân 2014, Trung tâm đã xây dựng được một bộ giống chủ lực, bộ giống triển vọng cho tỉnh. Từ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án DBRP, năm vừa qua, Trung tâm đã lọc dòng thuần, phục tráng thành công lúa OC 10, nhanh chóng sản xuất giống cung cấp cho nông dân trong, ngoài tỉnh. Đây là giống lúa được doanh nghiệp bao tiêu trong các cánh đồng mẫu lớn ở Bến Tre. Bên cạnh giống cho cánh đồng mẫu lớn, Trung tâm còn cung ứng các giống chất lượng cao phục vụ các vùng sản xu

Hà Tĩnh địa phương được ví như "Chảo lửa, túi mưa", vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn - huyện Thạch Hà, nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển", giờ đây đã khẳng định mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển ở Hà Tĩnh.

Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện An Phú (An Giang) đã đạt nhiều kết quả phấn khởi, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, gần 1 tháng nay giá khoai giảm mạnh chỉ còn 350.000 đ/tạ (giảm khoảng 250.000 đ/tạ). Với giá bán này, nông dân trồng khoai không có lãi, thậm chí bị lỗ. Có nhiều nguyên nhân khiến giá khoai giảm như: tình hình vận chuyển gặp khó, thương lái Trung Quốc thu mua giảm một nửa so với trước.

Ngày 6-6, Công ty Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Ứng dụng công nghệ xử lý hạt giống đặt tại trụ sở Viện Lúa ĐBSCL, số 9B, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.