Tiếp Tục Đẩy Mạnh Phát Triển Các Loại Cây Trồng Chủ Lực

Ngày 25-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) để nghe báo cáo về Chương trình phát triển các loại cây trồng chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015.
Theo NN-PTNT, tính đến 20-11-2014, vùng chuyên canh cây trồng chủ lực của tỉnh đã phát triển lên đến 43.575 ha, trong đó có 6.333 ha tiêu; 9.195 ha cà phê; 1694 ha sầu riêng; 16.179 ha điều; 9.248 ha xoài và 971 ha bưởi.
Hiện toàn tỉnh có 4 hợp tác xã (HTX) được cấp giấy chứng nhận sản xuất VietGAP là: HTX Nông nghiệp - dịch vụ Thương mại Bình Lộc (TX.Long Khánh); HTX Nông nghiệp - dịch vụ Phú Lý và HTX Nông nghiệp - dịch vụ Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu); HTX Nông nghiệp - dịch vụ Du lịch Suối Lớn (huyện Xuân Lộc).
Cũng theo Sở NN-PTNT, nặc dù Chương trình cây con chủ lực giai đoạn 2011-2015 được đánh giá là phù hợp và hiệu quả, nhưng công tác tổ chức vận động các doanh nghiệp tham gia hợp đồng liên kết sản xuất, gia công và tiêu thụ nông sản thực hiện chưa tốt; cơ chế, chính sách hỗ trợ vay vốn cho các hộ dân đăng ký thực hiện mô hình tại các ngân hàng, cơ sở tín dụng vẫn còn nhiều bất cập…
Phát biểu tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu các cấp, các ngành và đoàn thể phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân khi tham gia chương trình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nông dân quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản.
Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201411/tiep-tuc-day-manh-phat-trien-cac-loai-cay-trong-chu-luc-2353984/
Related news

Để kịp thời tiêu úng cho cây trồng, các doanh nghiệp thủy lợi đang vận hành 193 trạm bơm với 1.004 máy bơm, tổng lưu lượng 2.500.250 m3/h. Chi cục Thủy lợi Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp thuỷ lợi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, chủ động vận hành công trình, bơm tiêu cho những diện tích bị úng ngập khi xảy ra.

Tân Phú Đông, huyện cù lao của tỉnh Tiền Giang thành lập cách nay hơn 5 năm. Nếu trước đây mãng cầu xiêm được xem là cây xóa đói giảm nghèo của huyện cù lao này thì khoảng 1 năm trở lại đây, cây sả đã "lên ngôi". Nhiều hộ gia đình mạnh dạn chuyển từ ruộng lúa lên liếp trồng sả theo mô hình xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa hoặc bỏ hẳn cây lúa, chuyển sang trồng sả quanh năm…

Suốt 10 năm qua, kể từ khi Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) ra đời năm 2003, tình hình phát triển của kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nói riêng vẫn rất khó khăn.

Từ đầu tháng 5 đến nay, dịch bệnh trên tôm ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, không ít hộ nuôi đã thu hoạch chạy dịch (tức chưa tới tuổi thu hoạch nhưng do tôm chết nên thu hoạch), cắt lỗ.

Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2008, huyện Đăk Tô đã đầu tư gần 145 triệu đồng để thử nghiệm mô hình trồng cây cao su ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển cho 9 hộ gia đình ở 2 xã Đăk Trăm và Văn Lem với qui mô mỗi xã 5 ha. Một số hộ dân khác trên địa bàn cũng đã đầu tư trồng thêm gần 59 ha (trong đó xã Văn Lem 37 ha, Đăk Trăm 22 ha).