Tiếp tay cho dịch cúm gia cầm

Nhưng có điều, sau khi dịch bệnh được khống chế thì ban này gần như ngừng hoạt động.
Thậm chí, gần đây ông trưởng ban còn ngầm “chỉ thị” cho cán bộ của mình làm ngơ trước tình trạng một số lái buôn tự do vận chuyển gia cầm lậu vào địa bàn, trong khi ở một số nơi dịch gia cầm bắt đầu diễn biến phức tạp trở lại.
Người ta bảo rằng cái đám lái buôn ấy “biết điều” với mấy ông kiểm dịch của bản lắm.
Những chiếc xe chở gà từ tận đâu cứ ngang nhiên chạy ra, chạy vào bản, biến cái chợ của xã đặt ở rìa bản Đồng Rừng thành trạm trung chuyển gia cầm liên xã.
Bà con trong bản lo dịch sẽ lây lan trở lại đem phản ánh tình trạng này với ông trưởng ban kiểm dịch thì bị ông gạt phắt: “Gia cầm chết vài con chứ có phải cả đàn đâu mà đổ cho dịch, trước vẫn thế có thấy ai kêu đâu.
Không được đồn đại lung tung gây hoang mang dư luận, hơn nữa nếu xã rồi huyện mà biết lại bắt phải tiêu huỷ lần nữa thì mất cả chì lẫn chài”.
Thì ra nhà ông trưởng ban kiểm dịch cũng đang có gần 200 con gà sắp đến ngày xuất bán.
Trong đàn lác đác vài con chết, ông bảo vợ con bí mật đem quẳng ra ngoài hố rác chung.
Điều lạ là, tại các cuộc họp nông nghiệp có cán bộ xã, huyện về kiểm tra, không hiểu ông dẫn giải tài thế nào mà không một ai đả động đến đề tài dịch gia cầm.
Lãnh đạo Đảng uỷ có hỏi thì ông cười tự tin: “Địa bàn ta vốn trước đây đã khống chế được dịch rồi, giờ nếu tái dịch thì cũng không khó khăn để giải quyết”.
Đến khi một số bản bên cạnh Đồng Rừng cuống lên vì dịch gia cầm tái phát; tại các hố rác chung, rồi cả bờ mương vứt đầy xác gà, xác vịt; huyện đánh công văn khẩn về xã, xã truyền công văn hỏa tốc về các bản thì Ban kiểm dịch gia cầm bản Đồng Rừng đành phải triệu tập một cuộc họp... kín.
Ông trưởng ban lúc này mới gật gù: “Gà nhà tôi cũng đã bắt đầu chết.
Hình như dịch gia cầm đã trở lại!”.
Rồi xã yêu cầu chính quyền, các ban ngành phối hợp với Ban kiểm dịch các bản tổ chức tiêu huỷ toàn bộ số gia cầm trong khu vực nghi tái dịch.
Ông trưởng ban kiểm dịch bản Đồng Rừng như bị mất hồn khi nhận được thông tin ấy.
Ông lo cho đàn gia cầm của bản thì ít mà xót cho chuồng gà của mình thì nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh ta có trữ lượng nông, thủy sản dồi dào và hàng chục làng nghề chế biến, phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn. Trong đó các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng có thế mạnh chế biến hải sản gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ; huyện Vụ Bản, Ý Yên, Thành phố Nam Định phát triển các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm…

Khi trao đổi về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của xã Hợp Hải – một xã trọng điểm lúa, đạt tiêu chí nông thôn mới của huyện Lâm Thao, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Bây giờ làm ruộng nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung khác xưa nhiều. Hầu hết công đoạn nặng nhọc đã được cơ giới hóa, nên lao động trực tiếp giảm đi nhiều nhưng sản lượng và giá trị sản xuất vẫn tăng đáng kể.

Ngày 22-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2014, sơ kết vụ chiêm xuân 2014-2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các huyện, thành, thị và một số doanh nghiệp.

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, năm 2015 cả tỉnh phấn đấu trồng 19 ngàn ha ngô, sản lượng 90 ngàn tấn, tăng dần diện tích để đến năm 2020 đạt 20 ngàn ha, sản lượng 100 ngàn tấn. Đây là định hướng quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển, nâng cao vai trò cây ngô trong sản xuất lương thực, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.