Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp tay cho dịch cúm gia cầm

Tiếp tay cho dịch cúm gia cầm
Publish date: Wednesday. November 11th, 2015

Nhưng có điều, sau khi dịch bệnh được khống chế thì ban này gần như ngừng hoạt động.

Thậm chí, gần đây ông trưởng ban còn ngầm “chỉ thị” cho cán bộ của mình làm ngơ trước tình trạng một số lái buôn tự do vận chuyển gia cầm lậu vào địa bàn, trong khi ở một số nơi dịch gia cầm bắt đầu diễn biến phức tạp trở lại.

Người ta bảo rằng cái đám lái buôn ấy “biết điều” với mấy ông kiểm dịch của bản lắm.

Những chiếc xe chở gà từ tận đâu cứ ngang nhiên chạy ra, chạy vào bản, biến cái chợ của xã đặt ở rìa bản Đồng Rừng thành trạm trung chuyển gia cầm liên xã.

Bà con trong bản lo dịch sẽ lây lan trở lại đem phản ánh tình trạng này với ông trưởng ban kiểm dịch thì bị ông gạt phắt: “Gia cầm chết vài con chứ có phải cả đàn đâu mà đổ cho dịch, trước vẫn thế có thấy ai kêu đâu.

Không được đồn đại lung tung gây hoang mang dư luận, hơn nữa nếu xã rồi huyện mà biết lại bắt phải tiêu huỷ lần nữa thì mất cả chì lẫn chài”.

Thì ra nhà ông trưởng ban kiểm dịch cũng đang có gần 200 con gà sắp đến ngày xuất bán.

Trong đàn lác đác vài con chết, ông bảo vợ con bí mật đem quẳng ra ngoài hố rác chung.

Điều lạ là, tại các cuộc họp nông nghiệp có cán bộ xã, huyện về kiểm tra, không hiểu ông dẫn giải tài thế nào mà không một ai đả động đến đề tài dịch gia cầm.

Lãnh đạo Đảng uỷ có hỏi thì ông cười tự tin: “Địa bàn ta vốn trước đây đã khống chế được dịch rồi, giờ nếu tái dịch thì cũng không khó khăn để giải quyết”.

Đến khi một số bản bên cạnh Đồng Rừng cuống lên vì dịch gia cầm tái phát; tại các hố rác chung, rồi cả bờ mương vứt đầy xác gà, xác vịt; huyện đánh công văn khẩn về xã, xã truyền công văn hỏa tốc về các bản thì Ban kiểm dịch gia cầm bản Đồng Rừng đành phải triệu tập một cuộc họp... kín.

Ông trưởng ban lúc này mới gật gù: “Gà nhà tôi cũng đã bắt đầu chết.

Hình như dịch gia cầm đã trở lại!”.

Rồi xã yêu cầu chính quyền, các ban ngành phối hợp với Ban kiểm dịch các bản tổ chức tiêu huỷ toàn bộ số gia cầm trong khu vực nghi tái dịch.

Ông trưởng ban kiểm dịch bản Đồng Rừng như bị mất hồn khi nhận được thông tin ấy.

Ông lo cho đàn gia cầm của bản thì ít mà xót cho chuồng gà của mình thì nhiều.


Related news

Người Chăn Nuôi Lợn: “Gồng Gánh Cõng Lỗ” Người Chăn Nuôi Lợn: “Gồng Gánh Cõng Lỗ”

"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.

Monday. April 8th, 2013
Sò Huyết Ô Loan “Đổi Hình Thay Dạng” Sò Huyết Ô Loan “Đổi Hình Thay Dạng”

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!

Tuesday. April 9th, 2013
80% Tôm Giống Không Rõ Nguồn Gốc Ở Bạc Liêu 80% Tôm Giống Không Rõ Nguồn Gốc Ở Bạc Liêu

Bạc Liêu có 394 cơ sở sản xuất và ương tôm giống để bán. Tuy nhiên, số cơ sở sử dụng nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh để tạo giống chất lượng cao chỉ chiếm 20%.

Tuesday. April 9th, 2013
Xuất Hiện Cặp Bê Con Song Sinh Ở Hà Tĩnh Xuất Hiện Cặp Bê Con Song Sinh Ở Hà Tĩnh

Con bò cái “đặc biệt” của gia đình ông Cao Xuân Sơn, trú tại xã Sơn Lễ (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vừa sinh 2 con bê con cùng một lúc. Sự kiện hy hữu này đã thu hút rất nhiều người dân hiếu kỳ đến xem.

Tuesday. April 9th, 2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Ương Nuôi Ghép Cá Sặc Rằn Với Cá Thát Lát Cườm Hiệu Quả Từ Mô Hình Ương Nuôi Ghép Cá Sặc Rằn Với Cá Thát Lát Cườm

Huyện Cờ Đỏ là một huyện vùng sâu, và có diện tích ương cá tra giống lớn nhất của TP Cần Thơ. Những năm trước, cá tra có giá nên diện tích ương giống cá tra tăng lên nhanh chóng, không theo qui hoạch và khuyến cáo của ngành chức năng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cá tra rớt giá thê thảm, những hộ ương nuôi cá tra lỗ nặng, nợ nần chồng chất. Do đó người nuôi phải lựa chọn đối tượng nuôi ít rủi ro và cho lợi nhuận cao. Mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát cườm được bà con chọn lựa, bước đầu mang lại thu nhập khá hấp dẫn.

Wednesday. April 10th, 2013