Sản xuất vụ mùa 2015 cần bố trí thời vụ hợp lý
Lưu ý trong sản xuất vụ mùa
Lệ thường, vào thời điểm sản xuất vụ mùa hàng năm có độ ẩm cao. Đây là điều kiện dễ xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại so với các vụ sản xuất khác trong năm. Mặt khác, đây cũng là thời gian thường xảy ra lũ lụt, lốc xoáy và hạn cuối vụ trong quá trình sản xuất. Do đó, Sở Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo các địa phương cần bố trí thời vụ hợp lý. Không nên kéo dài thời vụ gieo trồng làm ảnh hưởng đến quá trình điều tiết nước, là điều kiện lây lan mầm bệnh cho các vụ sau.
Theo lịch thời vụ sản xuất vụ mùa, đối với vùng chủ động nước và các huyện Đức Linh, Tánh Linh, tập trung xuống giống từ ngày 25/7 và kết thúc vào 20/8, chậm nhất đến ngày 30/8 chấm dứt gieo trồng lúa vụ mùa. Riêng các địa phương còn lại, xuống giống vụ hè thu muộn do ảnh hưởng của nắng hạn, tập trung xuống giống từ ngày 15/8 và kết thúc vào 15/9, chậm nhất đến ngày 20/9 chấm dứt gieo trồng lúa vụ hè thu muộn. Các giống lúa được phép sản xuất đại trà gồm ML 48, TH 6, ML 202, ML 214, OMCS 2000… Ngoài ra, các địa phương có thể bổ sung thêm một số giống vào cơ cấu giống của địa phương để sản xuất, nhưng các giống đó phải được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận và phù hợp với điều kiện của từng địa bàn. Mỗi vùng nên bố trí từ 2 – 3 giống chủ lực, mỗi giống chiếm từ 25 - 30% tổng diện tích để hạn chế thiệt hại của rầy nâu khi phát sinh thành dịch.
Giải pháp triển khai
Theo ông Phạm Hữu Thủ - Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp & PTNT), các địa phương cần nắm chắc tình hình thời tiết, nguồn nước để xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí thời vụ phù hợp với tình hình của từng vùng, từng địa bàn, đồng thời hướng dẫn nông dân chuẩn bị tốt các điều kiện về giống, đất đai... Đối với huyện Đức Linh, Tánh Linh phương án bố trí sản xuất ở các vùng thường xảy ra lũ quét, vùng ngập sâu không bố trí sản xuất vụ mùa mà chuyển sang sản xuất vụ đông xuân sớm để tránh được lũ chính vụ trong tháng 9, 10.
Đặc biệt, ở những chân ruộng cao hoặc ruộng đã sản xuất 2 vụ lúa, ruộng có điều kiện nên chuyển sang sản xuất các cây trồng cạn như bắp lai, rau đậu các loại để hạn chế thiệt hại về dịch bệnh. Mặt khác, sau khi thu hoạch lúa vụ hè thu, nông dân cần tập trung vệ sinh đồng ruộng và tiến hành làm đất kỹ mới tổ chức gieo trồng vụ mùa. Việc gieo trồng phải tập trung đồng loạt theo từng vùng, từng cánh đồng để phòng chống và hạn chế tối đa rầy nâu và dịch bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
Sở Nông nghiệp & PTNT cũng khuyến cáo bà con sử dụng giống lúa xác nhận để tăng cường sức đề kháng của cây lúa. Nên sử dụng các giống lúa ngắn ngày để hạn chế hạn cuối vụ và trễ vụ sản xuất đông xuân 2015 - 2016. Lượng giống lúa gieo phải đảm bảo mật độ khuyến cáo là từ 120 - 150 kg/ha, không gieo dày trên 150 kg/ha để dễ quản lý sâu bệnh hại và bón phân cân đối (bón đạm vừa phải, tăng cường thêm kali, lân; áp dụng mô hình 3 giảm 3 tăng…), sử dụng các loại phân sinh học, hữu cơ vi sinh…
Có thể bạn quan tâm
Thống kê sơ bộ, trong trận lũ lụt kinh hoàng từ đêm 15.11.2013 ở Quảng Ngãi, trận lũ mà đỉnh lũ trên sông Trà Khúc và sông Vệ đều vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 tới 40cm, toàn tỉnh đã có hơn 280.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Gia súc thì chủ yếu là bò và heo. Gia cầm thì chủ yếu là gà và vịt.
Có thể nói Thiện Mỹ là địa bàn tập trung sản xuất lúa chất lượng cao nhiều nhất huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Một thời giống lúa Jasmine 85 (lúa thơm) khởi phát từ đây có tiếng xa gần. Rồi thăng trầm, Jasmine có giai đoạn giảm dần diện tích đến mức thấp nhất. Lúc đó, giống lúa OM4900, OM5451, OM4218,... thay màu xanh đất lúa.
Theo đó, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên nền ao tôm nước lợ được áp dụng thí điểm diện tích là 6 ha của 15 hộ tại ấp Phạm Kiểu, xã Vĩnh Hiệp được Trung tâm Khuyến nông Sóc trăng hỗ trợ về giống, trạm khuyến nông thị xã hỗ trợ về kỷ thuật; đến nay lúa đã 50 ngày tuổi, phát triển tốt và đang nở bụi đẻ nhánh.
Tỷ lệ cho phép quả non và xanh của cà phê thu hoạch chỉ chiếm dưới 5%, tuy nhiên bằng mắt thường có thể thấy, tại Quảng Trị tỷ lệ này đã vượt 20%.
Những tháng đầu năm 2013, diện tích vườn cây ăn trái của huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) tiếp tục phát triển ổn định với trên 9.295ha, tăng 55ha so với cùng kỳ do nhiều bà con nông dân chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng vườn.