Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Tiếp sức cho nông dân làm giàu
Ngày đăng: 11/09/2015

“Kéo” việc về cho lao động nông thôn

Mặc dù trong những ngày hè thời tiết oi ả nhưng đàn lợn 20 con của hộ ông Lê Tịnh ở thôn Trung Giang xã Kỳ Thư huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn không có biểu hiện của mệt mỏi vì nắng nóng.

Không chỉ gia đình ông Tịnh mà 10 hộ dân tham gia tổ hợp tác chăn nuôi xã Kỳ Thư đã được trang bị kiến thức cũng như kỹ thuật về nuôi lợn sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường từ chuồng trại đến con giống.

Trò chuyện với phóng viên ông Tịnh cho biết: ND trong xã quanh năm làm ruộng không có nghề gì làm thêm vì vậy khó khăn cứ bủa vây, vì vậy từ kiến nghị của Hội ND xã, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh đã về khảo sát, đầu năm 2014 đã mở lớp dạy nghề nuôi lợn cho bà con ND ở xã Kỳ Thư.

Sau khi được học nghề 10 hộ đã đứng ra thành lập tổ hợp tác và được vay vốn của Quỹ Hỗ trợ ND đầu tư mua con giống và được trung tâm dạy nghề tạo đầu mối liên kết với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra. Đến nay đã bước sang lứa lợn thứ 3 nhưng kết quả 2 lứa nuôi đầu cho thu nhập cao.

Ông Tịnh cho biết thêm: “Riêng gia đình tôi nuôi 20 con, sau hơn 3 tháng xuất chuồng trừ đi mọi chi phí thu về trên 14 triệu đồng, so với làm ruộng nghề nuôi lợn thu nhập khá hơn nhiều”.

Ông Nguyễn Tiến Anh- Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh cho biết: Trong 5 năm qua đơn vị đã phối hợp tổ chức đào tạo 246 lớp nghề cho 7.870 học viên và huy động kinh phí trực tiếp tổ chức 209 lớp dạy nghề cho 6.372 lao động nông thôn với các ngành nghề chủ chốt như: Mây tre đan xuất khẩu, kỹ thuật thú y, kỹ thuật chăn nuôi bò lợn, kỹ thuật chăn nuôi gà, kỹ thuật trồng rau an toàn, kỹ thuật trồng nấm, trồng cây ăn quả, trồng lạc.

Đặc biệt là nuôi lợn, bò và trồng rau củ quả liên kết với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra đang là nghề “hot” thu nhập cao cho bà con ND Hà Tĩnh những năm gần đây.

90% ND có việc sau học nghề

Ông Nguyễn Tiến Anh khẳng định: Tỷ lệ lao động có việc làm, áp dụng kiến thức đã học, mở rộng quy mô sản xuất đạt 90,3%. Lý giải về con số ấn tượng này ông Anh cho biết thêm: Gắn đào tạo nghề với thành lập tổ nhóm, xây dựng các mô hình sản xuất. Trung bình mỗi năm trung tâm đã thành lập được 20 tổ nhóm, hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

Các tổ hợp tác được trung tâm kết nối với các công ty để cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm. Đồng thời thành lập cửa hàng nông sản trực thuộc trung tâm, tổ chức giới thiệu và kết nối tiêu thụ các sản phẩm cho các tổ hợp, HTX và bà con ND. Điển hình là đào tạo nghề cho ND chăn nuôi lợn liên kết với Tổng Công ty Mitraco Hà Tĩnh,  hay như trồng rau củ quả sẽ được trung tâm thu mua thông qua chuỗi cửa hàng nông sản.

Thầy Nguyễn Quốc Khánh- giáo viên thuộc Trung  tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh cho biết: Để ND thoát nghèo phải có cái nghề sau những vụ mùa cho họ. Tuy nhiên, giờ đây đòi hỏi việc dạy nghề gắn với thị trường và nhu cầu thực tế của từng địa phương.

Bên cạnh đó giáo trình dạy nghề cũng cũng khác và đi vào thực tế hơn, chỉ 15% thời gian khóa học được dành để trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về quy trình chăm sóc vật nuôi và các bệnh thường gặp trên các đối tượng vật nuôi còn 85% thời lượng còn lại được dành cho phần thực hành. “Chưa bao giờ người ND lại thích đi học như lúc này, họ không phải đi học cho vui mà học để làm ăn lớn”- thầy Khanh cho biết thêm.

Ông Trần Đình Gia-Chủ tịch Hội ND Hà Tĩnh cho biết: Trung tâm phối hợp với Hội ND các cấp hỗ trợ bà con ND sau học nghề tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng, vốn hỗ trợ lãi suất của tỉnh và nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND. Đến hết năm 2014 dư nợ do Hội ND tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội 1.246 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT 1.337 tỷ đồng, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND 12,1 tỷ đồng.  

Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi

Hàng năm có 4,2 triệu hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. 

So với giai đoạn 2005 - 2010, số hộ có mức thu lợi nhuận hàng năm trên 200 triệu đồng tăng gấp 3 lần, trên 1 tỷ đồng tăng gấp 5 lần. 

Bình quân thu nhập của hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh và trung ương là 195 triệu đồng/hộ/năm.

Bình quân thu nhập của hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện đạt 95 triệu đồng/năm. 

Bình quân thu nhập của hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp xã đạt 38,6 triệu/năm. 

Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Nông dân hiến 24 triệu m2 đất sản xuất của gia đình để mở đường. 

Đóng góp 2.000 tỷ đồng xây dựng NTM.

Đóng góp 29 triệu ngày công để sửa chữa và làm mới 1,4 triệu km đường giao thông nông thôn, phòng học nhà trẻ.

Có gần 10 triệu gia đình nông dân mỗi năm đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu  “Gia đình văn hóa”.


Có thể bạn quan tâm

Tỉ giá hại nông sản Tỉ giá hại nông sản

Chưa bao giờ xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp vốn là thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê, thủy sản... lại khó khăn như hiện nay.

27/07/2015
Bơ Việt đổ đống trên vỉa hè, giá rẻ bèo Bơ Việt đổ đống trên vỉa hè, giá rẻ bèo

Ngay giữa mùa thu hoạch bơ Việt chính vụ, giá hạ nhanh thì bơ Mỹ vẫn "ung dung" bay từ Mỹ về với giá cao ngất ngưởng được người tiêu dùng lựa chọn.

27/07/2015
Bắc Giang thu hơn 4.000 tỷ đồng từ vải thiều Bắc Giang thu hơn 4.000 tỷ đồng từ vải thiều

Bắc Giang thu hơn 4.000 tỷ đồng từ vụ vải thiều 2015, riêng doanh thu vải tươi đạt hơn 2.700 tỷ đồng.

27/07/2015
Nhật Bản đề xuất miễn thuế nhập khẩu đối với 70.000 tấn gạo Mỹ Nhật Bản đề xuất miễn thuế nhập khẩu đối với 70.000 tấn gạo Mỹ

Trong khuôn khổ các cuộc đàm phán liên quan đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ và Nhật Bản, Tokyo dự kiến đề xuất hạn ngạch miễn thuế nhập khẩu đối với 70.000 tấn gạo Mỹ, để đổi lấy việc duy trì mức thuế cao đối với lương thực chủ lực này.

27/07/2015
Kiếm tiền tỷ từ việc đưa lan vũ nữ sang Nhật Kiếm tiền tỷ từ việc đưa lan vũ nữ sang Nhật

Sau một thời gian dài chật vật đi tìm thị trường, lan vũ nữ của 47 hộ dân tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã rộng đường thâm nhập vào thị trường Nhật Bản với số lượng không giới hạn.

27/07/2015