Sản Phẩm Công Nghiệp Nông Thôn Tiêu Biểu

Là doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ, từ nhiều năm qua, Công ty TNHH Vũ Thịnh (thị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang) đã chú trọng phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm 2010, Công ty đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng và lắp đặt dây chuyền sản xuất ván ghép thanh. Dự án được Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp - Sở Công thương hỗ trợ 139 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công. Tháng 6-2010, xưởng sản xuất ván ghép thanh bắt đầu hoạt động với nhiều thiết bị chuyên dụng... Đây là đơn vị đầu tiên của tỉnh đầu tư dây chuyền sản xuất ván ghép thanh với giá thành thấp, thay thế dần sản phẩm ngoại nhập, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo ông Vũ Duy Thịnh - Giám đốc Công ty, để sản xuất ván ghép thanh phải trải qua nhiều công đoạn như tuyển chọn nguyên liệu, sấy, cưa, bào 2 mặt, cắt lọc phôi, ghép dọc, bào 4 mặt, ghép ngang, cắt cạnh và chà nhẵn bề mặt ván ghép. Trong quá trình sản xuất phải chú ý loại bỏ những thanh gỗ bị lỗi, cong vênh, khi bào cần chú ý điều chỉnh kích thước để gỗ không bị xước hoặc vẹt đầu. Do chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ sư, công nhân, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nên sản phẩm có chất lượng tốt. So với các loại gỗ ghép thông thường, sản phẩm này có ưu điểm nổi trội như: Không bị cong vênh do biến đổi của thời tiết, mẫu mã đa dạng phong phú, độ bền màu tốt, không thấm nước, có khả năng chịu va đập và chống xước cao, có thể lắp ghép thành tấm gỗ khổ lớn… Ván ghép thanh được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ mộc dân dụng, trang trí nội thất, ốp trần, sàn nhà. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu làm ván ghép dồi dào, sử dụng được cả thân cây có đường kính nhỏ, gỗ khai thác từ rừng trồng, tận dụng gỗ thừa tại các xưởng mộc. Do có thị trường tiêu thụ ổn định, năm 2011, Công ty bán hơn 60 nghìn m2 sản phẩm với doanh thu đạt hơn 9 tỷ đồng, năm 2012 đạt 80 nghìn m2, doanh thu đạt 12 tỷ đồng. Trừ chi phí, mỗi năm Công ty thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Năm 2012, ván ghép thanh của Công ty TNHH Vũ Thịnh được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. 6 tháng đầu năm nay, DN đã ký kết được nhiều đơn hàng mới, doanh số bán hàng tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2012. Hiện nay, Công ty giải quyết việc làm cho 70 lao động địa phương, với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/tháng. Mô hình sản xuất ván ghép thanh của Công ty TNHH Vũ Thịnh mở ra hướng phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu trong hoạt động chế biến lâm sản, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về lâm nghiệp của tỉnh.Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

Hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài khiến đàn gia súc, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh và là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh như: Tiêu chảy, phó thương hàn, tụ huyết trùng... phát sinh, lây lan, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Để duy trì và đảm bảo tổng số đàn vật nuôi, huyện Thanh Thủy đã chủ động nhiều biện pháp để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm mùa nắng nóng. Nhờ vậy nhiều năm nay, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra hay gia súc bị chết vì nắng nóng.

Đến nay Phú Thọ đã thu hoạch được hơn 37 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 99,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 58,6 tạ/ha; ngô đã thu hoạch gần 5.000ha/5.900ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha; lạc đã thu hoạch hơn 3.100ha/ 3.469ha, năng suất ước đạt 18,9 tạ/ha; rau các loại đã thu hoạch hơn 4.000 ha/4.220ha, năng suất ước đạt 135,7 tạ/ha.
Hiện nay, nông dân huyện Yên Lập đang tập trung làm đất gieo cấy lúa vụ mùa. Anh Nguyễn Tiến Dần ở xã Hưng Long phấn khởi nói với chúng tôi: “Năm nay nắng nóng đầu vụ cứ lo mất mùa nhưng lúa năm nay được mùa các chị ạ. Mỗi sào lúa cũng phải được trên 2 tạ”. Từ kết quả vụ chiêm xuân, Yên Lập có thêm nhiều kinh nghiệm cho sản xuất vụ mùa.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khô hạn dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới cho các vùng sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích trồng lúa thiếu nước kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn, đặc biệt là cây bắp.