Hiệu Quả Của Máy Gặt Đập Liên Hợp Ở Thanh Hải
Khoảng 10 phút đã gặt hết bay một sào lúa, nông dân chỉ việc mang thóc về phơi, đó là hiệu quả làm việc của chiếc máy gặt đập liên hợp lần đầu tiên có mặt ở xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn.
Có mặt tại cánh đồng lúa ở thôn Bừng Núi, xã Thanh Hải vào những ngày cuối tháng 6 khi trà lúa xuân đang chín rộ, chúng tôi được tật mắt chứng kiến công suất làm việc của chiếc máy gặt đập liên hợp mang nhãn hiệu Bilang lần đầu tiên xuất hiện tại huyện miền núi Lục Ngạn. Chỉ cần hai người vận hành chiếc máy: Một người điều khiển, còn người kia ngồi hứng thóc chảy vào bao. Sau khoảng 20 phút hoạt động, chiếc máy đã gặt hết sạch ruộng lúa rộng 2 sào. Đó cũng là “kỳ tích” trong sản xuất nông nghiệp mà người nông dân ở xã Thanh Hải được thấy. Anh Phạm Văn Nam ở thôn Bừng Núi, có ruộng lúa vừa thuê được máy gặt xong vui mừng cho biết: Những vụ trước kia, ruộng lúa này gia đình tôi phải thuê mất 4 lao động gặt trong một ngày vất vả mới xong được. Riêng tiền thuê gặt đã mất khoảng 400 nghìn đồng, sau đó lại phải gánh lúa lên bờ, thuê xe vận chuyển lúa về nhà và thuê máy đến xuốt lúa mới ra được hạt thóc. Nếu tính cả chi phí tiền công cầy bừa, tiền thóc giống, phân bón, thuốc sâu thì làm ra hạt thóc chẳng còn lãi là bao. Nay thuê được máy gặt này, 2 sào mới hết có 300 nghìn tiền công, vừa nhanh lại ra được thóc ngay.
Còn bà Nguyễn Thị Ba ở cùng thôn, đang đứng chờ máy đến gặt cho ruộng lúa nhà mình thì xúc động tâm sự: Từ trước đến nay, tôi chỉ nhìn thấy chiếc máy gặt này trên tivi, đâu có nghĩ nó lại về đến tận quê mình như vậy. Hiện gia đình tôi có 7 sào lúa đang được thu hoạch, thuê được chiếc máy gặt này, chúng tôi sẽ có nhiều thời gian để tập trung thu hoạch vải thiều hơn.
Được biết, với mục đích đẩy mạnh việc ứng dụng cơ giới hoá vào đồng ruộng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và giải phóng sức lao động cho nông dân, cuối tháng 5 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bắc Giang đã triển khai mô hình hỗ trợ năm hộ dân xã Thanh Hải mua một chiếc máy gặt đập liên hợp Bilang. Máy có trị giá 235 triệu đồng, trong đó các hộ dân đăng ký mua chung máy, chỉ phải bỏ ra 110 triệu đồng, còn lại ngân sách nhà nước hỗ trợ. Ngay sau đưa về địa phương, chiếc máy gặt đập liên hợp đã phát huy hiệu quả tích cực. Anh Lê Đắc Quyền ở thôn Thanh Bình là một trong năm hộ chung tiền mua máy phấn khởi cho biết: Việc vận hành chiếc máy gặt này rất đơn giản, chúng tôi chỉ học điều khiển có một ngày mà đã lái được thành thạo. Từ khi tôi đưa máy này ra đồng gặt lúa, bà con ở khắp nơi trong và ngoài xã đến gọi thuê gặt mà không đáp ứng kịp. Với điều kiện ruộng lúa đứng cây và cùng một cánh đồng, trong một ngày, chúng tôi có thể vận hành máy gặt xong từ 5 – 7 mẫu lúa. Ưu điểm của chiếc máy gặt đập liên hợp này là thu hoạch lúa nhanh, tiêu tốn nhiên liệu ở mức thấp (khoảng 15 lít dầu/mẫu lúa), gặt và tuốt lúa rất sạch nên bà con ai cũng thích.
Để điều khiển chiếc máy gặt đập liên hợp có chiều dài 4 m, rộng 2,1 m, chạy bằng xích này di chuyển hiệu quả qua những thửa ruộng bậc thang, những nông dân lái máy ở xã Thanh Hải đã sáng tạo dùng những tấm gỗ bắc làm cầu cho máy lên, xuống ruộng. Như vậy, máy đã có thể trèo lên được những ruộng lúa cao đến 1 m để gặt lúa. Từ thực tế quan sát hoạt động của máy gặt đập liên hợp ở xã Thanh Hải nhận thấy, mô hình đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực ở địa phương, đặc biệt góp phần quan trọng giải phóng sức lao động cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 7-5, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức xét duyệt, thông qua dự án “Chăn nuôi heo, gà tập trung trên nền đệm lót sinh học gắn với xây dựng công trình khí sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường”. Dự án do Phó Trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Nguyễn Hoàng Chiến làm chủ nhiệm.
Nắm bắt cơ hội, mạnh dạn chuyển đổi, ông Đặng Văn Thể (Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã từ bỏ hơn 300 thùng ong mật nội chuyển hướng sang nuôi ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần.
Thông qua sinh hoạt, Hội Nông dân huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi vườn tạp để trồng những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xoài, cam, dừa, sơ ri là những loại cây mà địa phương này hướng đến. Trong đó, dừa được xem là loại cây trồng có giá trị và phát triển tốt.
Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Văn Chiển, xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng - Nam Định) là một nông dân dám nghĩ, dám làm đã tập trung vốn, xây dựng trang trại chăn nuôi vịt đẻ, vịt thịt trên diện tích hơn 5.000m2. Năm 2014, anh đã nuôi thành công đàn vịt trời trên 3.000 con, cho thu nhập khá.
Hiện nay, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng đệm lót sinh thái được nông dân các địa phương tích cực thực hiện, nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo vệ sinh, môi trường.