Thu Nhập Cao Từ Cây Cà Chua Bi HT144 Tại Xã Điểm Nông Thôn Mới Việt Tiến

Vào thời điểm này, tại xã Việt Tiến huyện Việt Yên phần lớn bà con nông dân đã thu hoạch xong cà chua bi vụ đông để bước vào vụ mới nhưng còn một số hộ vẫn giữ lại cây cà chua bi để tận dụng thu hoạch nốt lứa quả cuối cùng. Bởi họ nhận thấy rằng thu được vài tạ quả lúc cuối vụ có giá trị kinh tế bằng cả một vụ lúa.
Đúng vậy, vụ đông vừa qua, bà con nông dân ở thôn 7, 8 xã Việt Tiến rất phấn khởi bởi họ vừa có một vụ đông bội thu từ cây cà chua bi HT144. Việt Tiến là một trong những xã điểm nông thôn mới của huyện Việt Yên nhận được chương trình hỗ trợ trồng cây cà chua bi HT144 với diện tích 4,5 ha ở vụ đông năm 2012. Nông dân được hỗ trợ giống, vật tư, cây que để cắm giàn và tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm bón. Sau 5 tháng trồng và chăm sóc, khi thu hoạch mỗi sào cà chua bi cho lợi nhuận trên chục triệu đồng. Gia đình anh Nguyễn Văn Chương ở thôn 7 chia sẻ, gia đình anh trồng 2,5 sào cà chua bi HT144, năng suất bình quân mỗi sào cho khoảng 2-2,5 tấn quả, với giá bán dao động từ 4-4,5 nghìn đồng/kg, anh thul ãi trên 20 triệu đồng khi đã trừ mọi chi phí.
Cà chua bi là cây trồng rất gần gũi với bà con nông dân ở Việt Tiến. Trước kia người dân chỉ trồng các cây trồng truyền thống như ngô, khoai lang… năng suất, hiệu quả kinh tế thấp. Cách đây nhiều năm người dân Việt Tiến đã xem cà chua bi như cây trồng chính của vụ đông. Nhận thấy cà chua bi HT144 có thị trường tiêu thụ rất tốt lại khá thích hợp với đồng đất nơi đây nên xã Việt Tiến đã mạnh dạn đưa cây cà chua bi vào cơ cấu cây trồng vụ đông. Anh Nguyễn Minh Hưởng, cán bộ khuyến nông xã Việt Tiến cho biết, là cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo các mô hình khuyến nông của xã nên anh nhận thấy nông dân rất thích loại cây trồng này. Với ưu điểm nổi bật của cây cà chua bi HT144: Khả năng chịu nóng cao, kháng bệnh tốt, dạng quả thuôn dài, nhanh chín, khi chín quả có màu đỏ đẹp, thịt quả dày, có vị ngọt, hương vị đậm đà được thị trường ưa chuộng. Bởi vậy, cây cà chua bi đã đem lại cuộc sống ấm no cho nhiều người dân xã Việt Tiến, nhiều hộ cũng khá giả lên và có của ăn của để cũng nhờ cây cà chua bi HT144. Điển hình như hộ nhà anh Nguyễn Văn Tư ở thôn 8 trồng gần 4 sào cà chua bi HT144 đã đem lại lợi nhuận gần 40 triệu đồng. Anh Tư vui mừng cho biết, anh rất thích loại cây trồng này bởi thời gian thu hoạch của cà chua bi HT144 dài hơn hẳn so với nhiều giống khác nên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi trồng 50-60 ngày cây cho thu hoạch lứa quả đầu và thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 5 tháng. Đến thời điểm này đáng ra là hoại ruộng để cấy lúa chiêm xuân nhưng anh vẫn chăm bón để tận dụng những lứa quả cuối cùng. Bởi qua nhiều năm trồng, theo kinh nghiệm anh nhận thấy chỉ cần vài tạ quả lứa cuối cũng có giá trị kinh tế bằng cả một vụ lúa. Anh đánh giá trồng cà chua bi HT144 lãi gấp 4-5 lần so với cấy lúa.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây cà chua bi đem lại nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn giảm diện tích cấy lúa để đầu tư vào trồng cà chua bi. Hiện xã Việt Tiến đã trở thành vùng sản xuất cà chua bi xuất khẩu chính ở Việt Yên. Trong vụ đông tới Việt Tiến sẽ tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ chương trình xây dựng nông thôn mới để nhân rộng mô hình này ra khắp các thôn trong xã; đồng thời triển khai các mô hình rau quả khác trên địa bàn như mô hình trồng dưa hấu, dưa chuột bao tử…
Có thể bạn quan tâm

Do nguồn cung thịt lợn hiện đang khan hiếm, để thu mua được hàng, các lái buôn buộc phải đẩy giá lên 73.000 đồng mỗi cân hơi, tăng gần 50% so với dịp đầu năm. Dù thức ăn chăn nuôi có lên giá 20% như hiện nay thì người nông dân vẫn có lãi tới 3,5-4 triệu đồng mỗi con heo nặng từ một đến 1,1 tạ

Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

Nghề nuôi hàu theo quan sát của chúng tôi khá đơn giản và hầu như không có rủi ro. Để chuẩn bị nơi sinh sống cho hàu con, người dân chỉ việc dùng vỏ con hàu cũ đục lỗ nhỏ giữa vỏ, dùng dây cước (dài khoảng 70cm) xâu thành từng xâu, tiếp đến là đóng cọc, làm giàn tre thật chắc chắn, cắm cách bờ sông từ 4-5 mét

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP (NĐ 115) về miễn giảm thủy lợi phí, nhiều bất cập đã nảy sinh như công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, "vênh" diện tích miễn giảm phí, mức thu thủy lợi phí chưa sát với giá thực tế...