Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Yên Dũng

Trên một cánh đồng, nông dân cấy cùng một loại giống lúa, cùng một thời điểm và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu giống, vật tư phân bón, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa sản xuất và công tác quản lý đồng ruộng nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm hợp lý, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị trên 1ha đất canh tác – đó chính là mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã và đang được triển khai thực hiện có hiệu quả tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng với quy mô 50 ha. Đây là cánh đồng mẫu đầu tiên trong tỉnh nhằm tạo ra một "cuộc cách mạng" trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.
Xác định yếu tố quan trọng để hình thành cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là việc dồn điền, đổi thửa tạo thành vùng sản xuất tập trung nên cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban, ngành, đoàn thể nhằm tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia hưởng ứng. Với sự triển khai quyết liệt nên điều kiện về “mẫu lớn” đã được đáp ứng và tỉnh quyết định chọn xã Cảnh Thụy thí điểm xây dựng CĐML trên địa bàn thôn Tân Mỹ (40 ha), thôn Đông và thôn Bẩy (10ha). Vốn đầu tư để thực hiện mô hình từ kinh phí xây dựng nông thôn mới của xã điểm và kinh phí xây dựng cánh đồng mẫu lớn của tỉnh. Mô hình CĐML tại xã Cảnh Thụy chủ yếu sử dụng giống lúa BC15 – một giống lúa thuần mới có năng suất và chất lượng cao. Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 70% giá giống, 35% giá phân bón NPK, 50% phân bón vi sinh đa chủng, đa chức năng và thuốc bảo vệ thực vật, 100% chi phí tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; công làm đất gieo mạ tập trung 100.000 đồng/sào…
Do áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch nên năng suất trên cánh đồng mẫu lớn đạt 68,8 tạ/ha cao hơn các diện tích khác (cũng trồng giống lúa BC15, 5,8 tạ/ha). Về hiệu quả kinh tế, chi phí sản xuất tiết kiệm 3,15 triệu đồng/ha; với giá bán trên thị trường hiện nay, nông dân thu được 1,06 triệu đồng/sào sau khi đã trừ chi phí, tăng 250.000 đồng/sào nếu so với sản xuất đại trà tại địa phương. Hiệu quả việc triển khai mô hình CĐML là rõ ràng, bởi đây là mô hình sản xuất tập trung có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà khoa học, Nhà nước, Nhà Doanh nghiệp và Nhà nông; đặc biệt với cách làm này đã giúp bà con nông dân giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và đã làm cho người nông dân từng bước xóa bỏ thói quen canh tác lạc hậu, thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, hướng đến nền sản xuất hàng hóa. Hy vọng kết quả từ mô hình này là kinh nghiệm quý để nhân rộng, góp phần vào thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày cuối năm, điện thoại của bà Hoa reo liên tục bởi khách đặt mua gà Đông Tảo. Trên website trang trại rắn mối - gà Đông Tảo do con trai bà Hoa điều hành từ TP. Hồ Chí Minh cũng đắt khách không kém. Bà Hoa cho biết, bà vừa đóng hàng gửi đi Cà Mau, Bạc Liêu và TP. Hồ Chí Minh với số lượng 45 con gà Đông Tảo. Với giá 500.000 đồng/con gà giò và 6 triệu đồng/con gà cồ giống 6 tháng tuổi, bà đã thu về gần 30 triệu đồng...

Trong khi công tác phòng dịch cúm gia cầm được ngành chức năng và các địa phương nỗ lực thực hiện, thì tại một số địa phương, người dân vẫn vứt xác gia cầm chết xuống sông. Việc làm thiếu ý thức này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà còn là tác nhân lây lan dịch bệnh.

Sau 8 tháng đưa giống cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm tại thôn Trước, xã Tự Lạn (Việt Yên, Bắc Giang), mô hình này của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang được nhiều người đánh giá là giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một chiều cuối tuần, anh nông dân trẻ Nguyễn Trung Thành đang thu hoạch những trái ớt ngọt baby cho vừa đủ số lượng 3 tạ, chuyển ngay về các siêu thị ở Sài Gòn tiêu thụ. Đây là diện tích 500 mét vuông nhà kính mà Thành đã canh tác ớt ngọt baby hơn 7 tháng qua, trong đó đã kết trái cho hoa lợi hơn 3 tháng.

Khoai lang Hoàng Long là loại cây đặc sản của Ninh Bình có thịt củ bở, màu vàng, bùi, ngọt dịu và có mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, thời gian qua, giống cây này đã bị thoái hóa dẫn đến năng suất, chất lượng không cao. Gần đây, giống khoai lang Hoàng Long đang được phục tráng, hứa hẹn giúp tăng năng suất, chất lượng và mở rộng diện tích sản xuất.