Tiếp Cận Truy Xuất Nguồn Gốc Điện Tử Cá Tra
Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp phối hợp Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng (Công ty Sắc Ký Hải Đăng) vừa tổ chức khóa tập huấn với nội dung “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng điện tử”.
Hội thảo nhằm đánh giá vai trò cần thiết về minh bạch thông tin sản phẩm cá tra và ứng dụng hệ thống Traceverified, truy xuất nguồn gốc điện tử sản phẩm.
Người nuôi cá tra mong có những chính sách hỗ trợ, liên kết với doanh nghiệp khi tiến hành truy xuất điện tử - Ảnh: An Đăng
Tại hội thảo, nhiều hội viên đã bày tỏ mong muốn có những chính sách hỗ trợ, liên kết với doanh nghiệp khi tiến hành truy xuất nguồn gốc điện tử với sản phẩm cá tra. Đại diện phía doanh nghiệp cũng cho rằng, trước khi quyết định sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, doanh nghiệp cần tính toán, cân nhắc kỹ lợi ích, hiệu quả và sẽ đưa ra biện pháp phù hợp.
Ông Thái An Lai, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp cho biết: Hội thảo nhằm hướng người nuôi tới việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ đó có những quy định về vùng nuôi, diện tích…
Tuy nhiên, người nuôi không quyết định được sẽ tham gia truy xuất nguồn gốc hay không, bởi doanh nghiệp là nơi chịu trách nhiệm cuối cùng. Khi tiến hành truy xuất nguồn gốc với sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ phải liên kết với người nuôi và sẽ phải cam kết đem lại giá trị sản phẩm cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Khi giá cả các mặt hàng nông sản bấp bênh, để cải thiện đời sống, nhiều nông hộ trồng xen các loại cây để tăng thêm thu nhập. Cách tăng thu nhập của ông Nguyễn Văn Huỳnh ở thôn 1, xã Minh Hưng (Bù Đăng - Bình Phước) cũng đáng để nhiều người học tập.
Khoảng hơn 1 tháng nay, sen ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp rớt giá mạnh, có thời điểm giá sen chỉ còn 5 - 6 ngàn đồng/kg gương sen tươi, giảm gấp 10 lần so với thời điểm đầu năm, khiến nông dân trồng sen lo ngại.
Trước tình hình sâu bệnh gây hại trên một số loại cây trồng, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 3483/UBND-NL yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh làm tốt công tác dự báo, thông báo kịp thời tình hình diễn biến sâu bệnh gây hại, tăng cường hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng để địa phương và nông dân áp dụng.
Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất, trong đó việc trồng măng tây xanh đang mở ra một hướng đi tích cực cho bà con nông dân.
Trong thời gian qua, hàng trăm hécta cao su và cà phê bị người dân Tây Nguyên chặt bỏ để trồng tiêu. Dù việc trồng tiêu ồ ạt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nhiều người dân Tây Nguyên bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương.