Trái xoài Việt Nam sắp vào thị trường Nhật Bản

Trao đổi với TBKTSG Online chiều 1-9, ông Hoàng Trung cho biết thêm, đây là kết quả của việc đàm phán trong nhiều năm giữa hai bên.
Ông Hoàng Trung cũng cho biết việc trái xoài được phép xuất khẩu sang Nhật Bản là tín hiệu đáng mừng, bởi hiện nay đối với thị trường Nhật Bản, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu thanh long ruột trắng. Thêm nữa, xoài Cát Chu là loại xoài chiếm hơn 70% sản lượng xoài trong cả nước.
Trước đó, tại cuộc họp giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam và Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản vào giữa tháng 8-2015, Việt Nam đã đề nghị Nhật Bản sớm cho phép xuất khẩu xoài và xem xét mở cửa thị trường đối với thanh long ruột đỏ và vải tươi Việt Nam.
Theo ông Trung, ngoài thị trường Nhật Bản sắp tới trái xoài Việt Nam cũng sẽ được xuất khẩu sang thị trường Úc, sau khi trái vải và nhãn đã được xuất khẩu sang thị trường này trước đó. Đồng thời trái chôm chôm cũng sẽ xuất khẩu sang thị trường New Zealand trong thời gian tới.
Ông Trung nói thêm rằng các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Đài Loan đối với việc xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam cũng đã có kết quả.
Có thể bạn quan tâm

Đó là câu chuyện về ông Nguyễn Hữu Vinh ở khu phố 2, thị trấn Hòa Vinh, Đông Hòa (Phú Yên). Năm nay 59 tuổi, ông Vinh đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật.

Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, tình hình thu hoạch sớm vụ đông xuân chậm hơn 50% so với năm ngoái. Hiện tại, giá lúa tươi 504 đang ở giữ mức 4.700 đồng/kg, giá lúa chất lượng cao khoảng 5.100 - 5.300 đồng/kg, lúa thơm nút VD 20 có giá từ 6.000 - 6.200 đồng/kg.

Cùng thời điểm này, bà con nông dân thu hoạch được 16.214 ha lúa mùa và 38.810 ha lúa trên đất nuôi tôm, năng suất đạt 3,87 tấn/ha. Với giá lúa khô bình quân khoảng 6.000 đồng/kg, người trồng lúa có lãi trên 30% nên bà con rất yên tâm tập trung đầu tư sản xuất vụ mùa năm 2014.

Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành sản xuất và thử nghiệm phân NPK nhả chậm và chất giữ ẩm cho các cây trồng ở Tây Nguyên.

Ông Lê Văn Dũng, SN 1955, hiện ở ấp Long An B, xã Phú Thọ là người tiên phong của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thác lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao thành công.