Tiếp Cận Truy Xuất Nguồn Gốc Điện Tử Cá Tra

Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp phối hợp Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng (Công ty Sắc Ký Hải Đăng) vừa tổ chức khóa tập huấn với nội dung “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng điện tử”.
Hội thảo nhằm đánh giá vai trò cần thiết về minh bạch thông tin sản phẩm cá tra và ứng dụng hệ thống Traceverified, truy xuất nguồn gốc điện tử sản phẩm.
Người nuôi cá tra mong có những chính sách hỗ trợ, liên kết với doanh nghiệp khi tiến hành truy xuất điện tử - Ảnh: An Đăng
Tại hội thảo, nhiều hội viên đã bày tỏ mong muốn có những chính sách hỗ trợ, liên kết với doanh nghiệp khi tiến hành truy xuất nguồn gốc điện tử với sản phẩm cá tra. Đại diện phía doanh nghiệp cũng cho rằng, trước khi quyết định sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, doanh nghiệp cần tính toán, cân nhắc kỹ lợi ích, hiệu quả và sẽ đưa ra biện pháp phù hợp.
Ông Thái An Lai, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp cho biết: Hội thảo nhằm hướng người nuôi tới việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ đó có những quy định về vùng nuôi, diện tích…
Tuy nhiên, người nuôi không quyết định được sẽ tham gia truy xuất nguồn gốc hay không, bởi doanh nghiệp là nơi chịu trách nhiệm cuối cùng. Khi tiến hành truy xuất nguồn gốc với sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ phải liên kết với người nuôi và sẽ phải cam kết đem lại giá trị sản phẩm cao hơn.
Related news

Theo báo cáo của Cục Thú y, trong 4 tháng đầu năm 2014, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản diễn biến khá phức tạp. Trong đó, từ đầu năm 2014 đến nay, các ổ dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 155 xã, phường của 90 xã huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, TP.

Vùng nguyên liệu mía thuộc 2 xã Diên Đồng và Diên Xuân (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) đã áp dụng phương pháp tưới phun, góp phần làm tăng năng suất cây mía…

Vụ xuân hè năm nay nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) xuống giống khoảng 600 ha củ cải trắng. Đây là cây màu được bà con luân canh với vụ hành tím. Hiện củ cải trắng đang vào vụ thu họach, với năng suất đạt cao, giá cả tương đối ổn định.

Nhờ mạnh dạn ứng dụng các giống lúa, đậu, ngô... mới vào sản xuất kết hợp với đẩy mạnh cơ giới hóa nên giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Vì (Hà Nội) năm 2013 đã đạt 95 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 58 triệu đồng/ha so với năm 2008.

Nói đến vùng đất xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) người ta nghĩ ngay đến cái nắng nóng, khô hạn, khắc nghiệt. Nhưng thời gian gần đây vùng đất nghèo này được phủ bởi màu xanh của các cây trồng có giá trị kinh tế. Những vườn thanh long xanh tốt, bước đầu cho thu nhập cao đã minh chứng cho sự thay đổi đó.