Thủy Sản Việt Nam Bị Người Mỹ Nói Xấu
Việt Nam đã không kiểm tra thủy sản trước khi xuất sang Mỹ trong bối cảnh Nhật Bản và Canada phát hiện trong tôm Việt Nam các chất cấm ngày càng nhiều. Những nhận định trên là thiếu khách quan, phiến diện, vì trong những năm qua, mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp chế Việt Nam là vấn đề chất lượng thủy sản.
Chẳng hạn, để giữ vững uy tín cho sản phẩm tôm Việt Nam, từ năm 2011, Bộ NN-PTNT đã chính thức cấm sử dụng thuốc diệt cỏ Trifluralin, đồng thời đưa các chất Cypermethrim, Deltamethrin và Enrofloxacin vào danh mục các hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm cũng đã đầu tư lớn cho xây dựng hệ thống tự kiểm nghiệm và chi phí kiểm nghiệm kháng sinh và hóa chất cấm trong tôm xuất khẩu. Nhờ vậy, trong 2 tháng đầu năm nay, không có lô tôm nào của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và EU bị cảnh báo. Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung cũng đã được cải thiện.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu thủy sản chính ngạch của cả nước ta đạt 775 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá tra dẫn đầu với 264,435 triệu USD (tăng 18,6% so với cùng kỳ 2011), tiếp theo là tôm với 257,603 triệu USD (tăng 6,6%). Riêng ở thị trường Mỹ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2 tháng đầu năm nay sang thị trường này đạt 145,336 triệu USD (tăng 11,5%).
Có thể bạn quan tâm
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh hiện nay trên 11,6 triệu con, tăng khoảng 1 triệu con so với cuối năm 2012. Trong đó, chăn nuôi theo hình thức trang trại chiếm hơn 88%, chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ gần 12%. Các công ty chăn nuôi nước ngoài và liên doanh chiếm gần 2/3 tổng đàn gà của tỉnh.
Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.
Họ đã từng háo hức làm bằng được nông sản sạch theo các quy trình GlobalGAP (chuẩn toàn cầu), VietGAP (chuẩn Việt Nam) để xin cấp giấy chứng nhận. Sau 1 năm chứng nhận hết hạn, tính toán lại số tiền bỏ ra làm GAP cao hơn nhiều so với tiền lời, nông dân lặng lẽ rút lui.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai sâu bệnh hại hồ tiêu bùng phát khá mạnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Trong khi đó, do tiêu được giá khiến bà con ồ ạt mở rộng diện tích, càng làm cho dịch bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát. Để giúp nông dân khắc phục tình trạng này, Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã xây dựng và chuyển giao mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây hồ tiêu, bước đầu thu được kết quả khả quan.
Nhằm góp phần bảo vệ môi trường nông thôn và nâng cao nhận thức người dân, thời gian qua một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện nhiều điểm thu gom rác thải, vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Tuy mới triển khai trong thời gian ngắn, nhưng mô hình này đã góp phần làm giảm lượng rác thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng ruộng.