Việt Nam Cần Sớm Quy Hoạch Nghề Nuôi Tôm
Biến đổi khí hậu đang trở thành vấn nạn lớn của nhân loại. Hầu hết các nước nuôi trồng thủy sản được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhằm ứng phó với tình hình này, ngành thủy sản Việt Nam cần phải tích cực nghiên cứu và đưa ra những kịch bản chi tiết hơn trong tương lai gần.
Sự thất thường của khí hậu
Biến đổi khí hậu được các nhà khoa học đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sản, nghề cá và cộng đồng ngư dân. Trong đó nhiệt độ trái đất tăng khiến lượng mưa thay đổi, mực nước biển dâng sẽ khiến cả sản lượng đánh bắt và nuôi trồng bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc đánh bắt sẽ ảnh hưởng do mật độ bão dày đặc và cường độ lớn hơn.
Tại Việt Nam, nhiều báo cáo khoa học cho thấy, nếu nước biển dâng thêm 1m sẽ ảnh hưởng tới đời sống 10,8 - 35% dân số ven biển. Các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều có cả các tỉnh nông nghiệp (như Cà Mau, Nam Định…) đến các thành phố (như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu…), dự báo có thể 60% địa bàn cư trú quan trọng bị ảnh hưởng.
Các con số thống kê cho thấy, ảnh hưởng biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Rừng ngập mặn đã mất gần 4/5 diện tích, làm thay đổi hệ sinh thái; nuôi tôm quảng canh bị ảnh hưởng nhiều, từ năng suất 200 kg/ha/vụ năm 1980, nay chỉ còn khoảng 80 kg/ha/vụ; mỗi ha rừng ngập mặn chỉ còn thu được 1/20 sản lượng thủy sản so với trước.
Môi trường nước bị ô nhiễm hóa chất do mực nước xuống thấp và xâm ngập mặn khiến hơn 700 ha nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh ở tỉnh Cà Mau bị ảnh hưởng. Tỉnh Sóc Trăng cũng bị ảnh hưởng 700 ha tôm do mưa trái mùa gia tăng… Những thông tin về thay đổi khí hậu đột ngột thường xuyên ảnh hưởng đến nghề tôm, bởi các nhà khoa học và người nông dân đều thấy con tôm rất nhạy cảm với thời tiết.
Thời tiết thay đổi có thể làm tôm yếu đi, giảm sức đề kháng và làm gián tiếp bùng nổ dịch bệnh. Sau Việt Nam, đến lượt Trung Quốc và Thái Lan bị dịch bệnh tôm, dù các biện pháp phòng ngừa đã được đưa ra. Song, biến đổi khí hậu vẫn như một thách thức vượt tầm kiểm soát của con người?
Chủ động đối phó
Tại một hội thảo quốc tế, các nhà khoa học cho rằng không chỉ Việt Nam mà có tới khoảng 80 quốc gia sẽ phải đối phó nước biển dâng và sự ảnh hưởng đến vùng nuôi trồng thủy sản. Tìm giải pháp nào để đối phó là bài toán toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ là một trong những nước ảnh hưởng rõ rệt nhất.
Một số tổ chức quốc tế đã bước đầu giúp Việt Nam nghiên cứu các đề án đối phó biến đổi khí hậu. Điển hình là chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích nghi biến đổi khí hậu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long/ Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ICMP/CCCEP), với tổng vốn trên 20 triệu Euro đã chính thức được triển khai với sự giúp đỡ của Đức và Australia.
Tuy nhiên, để đối phó biến đổi khí hậu, người ta dự tính cần khoản ngân sách khổng lồ. Thậm chí một số người đã tính đến việc xây dựng đê bao như Hà Lan, để bảo vệ vùng nuôi trồng thủy hải sản cho Việt Nam tại các vùng đồng bằng. Đây cũng là cách Hà Lan sẽ tiếp tục áp dụng để chống nước biển dâng.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học Việt Nam cho rằng một siêu dự án như vậy đối với ĐBSCL là khá tốn kém, bởi mực nước biển tăng chậm và phải mất hàng trăm năm thì mức nước biển mới đạt đến sự ảnh hưởng nghiêm trọng như dự báo.
Rất nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần sống chung với biến đổi khí hậu. Việc chống biến đổi khí hậu nên lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hơn là chỉ nhìn phiến diện một phía. Một số ý kiến lạc quan lại cho rằng mặn hóa từ từ có thể mở rộng thêm diện tích đáng kể vùng nuôi tôm nếu xử lý được vấn đề kỹ thuật, đặc biệt khôi phục và mở rộng diện tích rừng ngập mặn.
Cơ bản, các chuyên gia đều lo ngại sự thay đổi điều kiện tự nhiên sẽ là bài toàn khó, bởi để thích nghi với sự thay đổi lớn của tự nhiên sẽ cần thời gian rất dài đối với hệ động thực vật. Bởi vậy, cần phải có bàn tay trung gian của con người.
Theo các nhà nghiên cứu thủy văn ở Viện khoa học Khí tượng thủy văn và mội trường thì các giải pháp về trồng rừng ngập mặn, củng cố hệ thống đê điều (trước hết tại các vùng mặn thâm nhập), quy hoạch những vùng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt những địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất) để ứng phó đặc biệt, hỗ trợ kịp thời cho người nuôi tôm trong vùng ảnh hưởng… là những biện pháp ứng phó cần thiết hiện nay.
Tổ chức DARA International (CCWG) cho biết, Việt Nam đang đứng đầu danh sách các nước có mức thiệt hại ngành thủy sản, với khoảng 1,5 tỷ USD; mức thiệt hại này sẽ tăng tới 25 tỷ USD vào năm 2030 - (Thời điểm này Thái Lan thiệt hại 8,5 tỷ USD, Indonesia 7,75 tỷ USD).
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra. Theo đó, cơ cấu lại nợ tối đa 36 tháng, không thu lãi quá hạn, lãi phạt; đồng thời xem xét cho người nuôi vay mới để khôi phục sản xuất nhằm phát triển nghề cá tra.
Bí đỏ Cô tiên có xuất xứ từ Đài Loan do Công ty TNHH Mường Hoa, Hợp tác xã Mai Anh (Lào Cai) cung cấp, được gieo trồng tại huyện Mường Khương trong vụ vừa qua với tổng diện tích 56,4 ha. Có 8 xã, thị trấn tham gia trồng hai giống bí này.
Để người trồng mía thoát khỏi cái bóng của sự nghèo khó, đã đến lúc nói đến công nghệ trồng mía tiên tiến. Nhiều mô hình công nghệ đã được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lần 2 chủ đề “Giải pháp giảm chi phí sản xuất mía, nâng cao thu nhập cho người nông dân” do Thành Thành Công tổ chức tuần trước.
Tin đồn tưởng chỉ độc quyền ở mồm miệng dân đen, ở quán cóc vỉa hè giờ bỗng chễm chệ, hiện hình trên các phương tiện truyền thông nhất là cộng đồng báo mạng khiến cho độc giả co rúm lên sợ hãi vì không biết mình sẽ phải ăn gì, mặc gì, dùng gì cho khỏi bị ngộ độc…
Ông Nguyễn Văn Thanh, người nuôi cá lóc ở thị trần Trà Cú (Trà Vinh) cho biết: Sau nhiều tháng cá lóc thương phẩm giảm dưới mức giá thành thì nay đã tăng mạnh trở lại và đang đứng ở mức 37.000 đ/kg.