Thủy Sản Việt Nam Bị Người Mỹ Nói Xấu

Việt Nam đã không kiểm tra thủy sản trước khi xuất sang Mỹ trong bối cảnh Nhật Bản và Canada phát hiện trong tôm Việt Nam các chất cấm ngày càng nhiều. Những nhận định trên là thiếu khách quan, phiến diện, vì trong những năm qua, mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp chế Việt Nam là vấn đề chất lượng thủy sản.
Chẳng hạn, để giữ vững uy tín cho sản phẩm tôm Việt Nam, từ năm 2011, Bộ NN-PTNT đã chính thức cấm sử dụng thuốc diệt cỏ Trifluralin, đồng thời đưa các chất Cypermethrim, Deltamethrin và Enrofloxacin vào danh mục các hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm cũng đã đầu tư lớn cho xây dựng hệ thống tự kiểm nghiệm và chi phí kiểm nghiệm kháng sinh và hóa chất cấm trong tôm xuất khẩu. Nhờ vậy, trong 2 tháng đầu năm nay, không có lô tôm nào của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và EU bị cảnh báo. Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung cũng đã được cải thiện.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu thủy sản chính ngạch của cả nước ta đạt 775 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá tra dẫn đầu với 264,435 triệu USD (tăng 18,6% so với cùng kỳ 2011), tiếp theo là tôm với 257,603 triệu USD (tăng 6,6%). Riêng ở thị trường Mỹ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2 tháng đầu năm nay sang thị trường này đạt 145,336 triệu USD (tăng 11,5%).
Related news

Đây là con số vừa được ngành chức năng của TX.Ngã Bảy (Hậu Giang) thống kê. Theo đó, hiện diện tích vườn cây ăn trái trên địa bàn TX.Ngã Bảy là 3.343ha, trong đó tập trung chủ yếu là cây cam sành với diện tích 2.472ha ở xã Đại Thành và Tân Thành.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, từ nay đến năm 2015, sẽ tập trung cho gia tăng nuôi trồng thủy sản hướng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Khảo sát thị trường vào ngày 18/7 cho thấy một số trái cây đang có giá cao. Xoài cát Hòa Lộc có giá 90.000-110.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 50.000 đồng/kg, măng cụt, trái vải 35.000-40.000 đồng/kg. Thời điểm chính vụ, giá các loại nông sản này không quá 30.000 đồng/kg.

Do đó, cái khó của người nuôi tôm là càng nuôi lâu trên một diện tích đất thì sẽ càng tăng chi phí và tỷ lệ thành công giảm xuống. Đã có nhiều nông dân phải bỏ ao một thời gian dài hoặc tìm một mô hình khác thay thế cho con tôm công nghiệp

Cùng thời điểm này năm ngoái, các nhà máy chế biến tôm ở đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng vì mất nguyên liệu vào tay Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày, có tới trên dưới 300 tấn tôm nguyên liệu bị mua gom chở về Trung Quốc. Nay thì khác, nhà máy vẫn chạy phà phà, còn những ông chủ của nó vẫn có thể thoải mái nhâm nhi ly cà phê, tám chuyện.