Thương Lái Trung Quốc Đang Vét Cạn Hải Sản

Ông Nguyễn Xuân Quốc - Trưởng phòng Kinh doanh XNK Công ty Cổ phần Đại Thuận (Tashun) cho biết, hiện nay thương lái Trung Quốc vẫn tiếp tục đổ xô đến các bến bãi để tranh giành thu gom nguyên liệu. Họ mua tất cả các loại hải sản với đủ mọi kích cỡ, chất lượng khác nhau và với giá cao hơn giá bán cho những người thu gom ở trong nước, sau đó đóng hàng lên xe bảo ôn và đưa về Trung Quốc.
Thời gian qua, thương lái Trung Quốc đã “nhiễu loạn” giá cả nguyên liệu tại Khánh Hòa và các vùng biển Miền Trung, Nam Trung Bộ.
Trong khi các DN thủy sản trong nước phải chịu nhiều loại thuế và sự kiểm duyệt chặt chẽ về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thì các thương lái Trung Quốc lại không hề chịu sự kiểm soát nào từ phía các cơ quan chức năng. Họ ngang nhiên vào tận các bến bãi, đại lý để “thu vét” toàn bộ nguyên liệu và chở qua biên giới một cách dễ dàng.
Do đó, không riêng gì Tashun, nhiều DN hải sản trong nước dù đã cố gắng thu mua nguyên liệu nhưng vẫn không đủ khối lượng để chế biến.
6 tháng đầu năm 2011, Tashun mới XK được hơn 77 tấn cá biển các loại với trị giá khoảng 725 nghìn USD, trong đó XK hơn 67 tấn sang thị trường Nhật Bản, còn lại là thị trường Hàn Quốc.
Nhu cầu hải sản những tháng cuối năm rất lớn. Tashun đã ký nhiều hợp đồng XK đến cuối năm, đồng thời đưa mặt hàng tôm chân trắng đông lạnh sang “thăm dò” thị trường Hàn Quốc và bước đầu đã chiếm được cảm tình của thị trường này. Tuy nhiên, cái khó nhất của DN trong thời gian này là thiếu nguyên liệu trầm trọng - ông Quốc nói
Có thể bạn quan tâm

Vụ thu hoạch cuối năm 2013, tôm thẻ chân trắng trúng mùa, trúng giá khiến nhiều nông dân mở rộng diện tích nuôi. Nhưng chưa kịp mừng, người nuôi lại phải đối mặt với vụ thu hoạch thua lỗ vì giá tôm hiện đang rớt giá không phanh.

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, tỉnh Đồng Nai đã giao cho Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Nai phải tập trung cho vay vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, việc chủ động các phương án phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ngay từ cơ sở vẫn là nhiệm vụ quan trọng được các địa phương lưu tâm.

Nếu trước đây, đinh lăng chỉ được trồng để chơi kiểng hoặc làm rau ăn kèm thì hiện nay, tại nhiều địa phương trong cả nước, nó đã và đang được nhân rộng diện tích, phát triển theo hướng cây dược liệu. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhiều người cũng bắt đầu trồng thử nghiệm loại cây này với kỳ vọng đây sẽ là hướng đi mới giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.

Năm 2013, cả nước có khoảng 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ, tổng diện tích thả nuôi 652.612 ha, sản lượng đạt 475.854 tấn. Trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% diện tích và 79,8% sản lượng. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích thả nuôi 6.270 ha, là một trong 10 tỉnh, thành có diện tích nuôi tôm lớn trong nước.