Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bón phân đa yếu tố NPK cho cây chè kinh doanh ở Phú Thọ

Bón phân đa yếu tố NPK cho cây chè kinh doanh ở Phú Thọ
Ngày đăng: 06/10/2015

Giải pháp nâng cao chất lượng, năng suất cây chè

Phú Thọ là tỉnh chè với diện tích 16.300ha, năng suất trung bình tại địa phương chỉ là 6 – 8 tấn/ha, giá búp tươi bị ép giá rất thấp có lúc tới 3.700 đồng/kg.

Có một nghịch lý là cũng tại Phú Thọ, có 2 công ty chè  nước ngoài Phú Đa và Phú Bền do nhiều năm nay mỗi năm sử dụng 3.000 tấn phân chuyên dụng Văn Điển đã đạt năng suất 15-20 tấn/ha, cá biệt 25 tấn/ha, chè xuất khẩu được tham gia trong mạng lưới phân phối toàn cầu Unilever...

Nguyên nhân chủ yếu do người sản xuất chỉ sử dụng các loại phân bón NPK, phân vô cơ chăm sóc theo truyền thống, bón không cân đối; lượng phân hữu cơ bón cho chè ngày càng giảm làm đất bị thoái hóa, giảm năng suất và chất lượng nương chè.

Trước tình hình sa sút về uy tín và thị phần của sản phẩm chè ngày càng giảm, sản xuất chè ngày càng gặp khó khăn, tỉnh Phú Thọ đã ứng dụng nhiều giải pháp kỹ thuật và quản lý canh tác chè,  đưa vào sử dụng phân chuyên dùng Văn Điển cho chè và tìm ra cây che bóng phù hợp – cây xoan, đã  giúp cải tạo đất, cân bằng độ ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho cây chè phát triển.  

Lãnh đạo ban ngành của tỉnh Phú Thọ thăm mô hình “Bón phân chuyên dùng Văn Điển cho chè kinh doanh ở Phú Thọ.

Mô hình trình diễn phân bón chuyên dùng chè: (Sử dụng giống chè mới đang giai đoạn kinh doanh, tiềm năng năng suất 15 – 17 tấn/ha).

Phân bón chuyên dùng chè NPK đa yếu tố Văn Điển:

Được dùng trong mô hình là loại phân đa yếu tố phục vụ thâm canh:  NPK 4:1:2 với công thức chung là 22:5:11 (N 22%; P 5%; K 11%; S 2%, MgO 5%; CaO 9%; SiO2 8%; Fe, Zn, B, Cu, Mn, Co, Mo…).

Thành phần chủ lực trong phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây chè là phân lân nung chảy Văn Điển có tính kiềm (pH: 8 - 8,5), không độc hại, không tan trong nước mà tan hết trong dịch chua của rễ cây, nên khi bón vào đất không bị rửa trôi, cung cấp lân và các chất dinh dưỡng đa, trung vi lượng cho cây trồng và nâng pH các nương chè nên mức 4,5 – 5,5 phù hợp với cây chè.

Trên lô đối chứng: Sử dụng phân NPK 5-10-3, NPK 12-5-10, urea, KCl truyền thống.

 Lượng phân bón cho lha tại Vân Lĩnh:

NPK 4.1.2: l.800kg với giá mua 13.140.000 đồng. Quy trình bón: Bón phân lần 1: 900kg bón vào cuối tháng 4 khi có mưa ẩm; bón phân lần 2: 450kg bón tháng 6; bón phân lần 3: 450kg bón vào tháng 9.

- Đối chứng (bón theo truyền thống tại địa phương) gồm: 2.130kg phân NPK 12:5:10 + đạm ure: 200kg, với tổng chi phí: 16.284.000 đồng.

(Như vậy lượng phân bón trên mô hình ít hơn trên lô đối chứng là 2.130kg – 1.800kg =  330kg; về tiền thấp hơn đối chứng là 16.284.000 – 13.140.000 = 3.144.000 đồng).

Lượng phân bón cho lha tại xã Võ Miếu: Chuyên dùng Văn Điển đa yếu tố NPK 4.1.2: l.350kg với giá mua 9.855.000 đồng.

- Đối chứng: Sử dụng 2.385 kg gồm: 1.385kg phân NPK 5:10:3 + phân NPK 12:5:10: 700 kg đạm ure: 300kg, với tổng chi phí: 14.029.000 đồng.

(Như vậy lượng phân bón trên mô hình ít hơn trên lô đối chứng là 2.385kg – 1.350kg =  1.035kg, về tiền thấp hơn đối chứng là 14.029.000 – 9.855.000 = 4.174.000 đồng).

Kỹ thuật bón: Dùng cuốc gạt nhẹ lớp rác bên trên sau đó bón vào giữa 2 hàng chè, bón sau khi trời mưa đất có đủ độ ẩm.

Bà con cũng đã  tuân thủ kỹ thuật bón:

Khi chăm bón, không bón trên tán chè, không bón khi thời tiết nắng nóng sẽ dẫn đến phân bốc hơi và khi gặp thời tiết mưa to phân bị rửa trôi.

Sử dụng máy hái chè ở chính vụ thu hoạch nhằm giảm thiểu công lao động. Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM).

Khi cần phun thuốc sử dụng máy phun thuốc động cơ nhằm tạo hiệu quả phòng trừ cao.

Năm 2015 thời tiết diễn biến rất phức tạp: Hạn hán kéo dài, xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kỷ lục, sâu bệnh gây hại nặng nhiều lứa xen kẽ.

Qua theo dõi nương chè đánh giá tình hình sâu bệnh như sau:

Lứa hái 1 cao điểm gây hại rầy xanh; lứa hái 2 thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho nhện đỏ phát triển, tuy nhiên do sử dụng phân chuyên dùng và trồng cây che bóng nên tỷ lệ hại thấp hơn so với đối chứng; lứa hái 3 và 4 do điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ bọ cánh tơ xuất hiện gây hại.

Trong mô hình do tuân thủ quy trình chăm sóc:

Bón đủ lượng phân, trồng cây che bóng, cân bằng dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, cân bằng độ ẩm nên cây chè sinh trưởng phát triển khỏe, hạn chế đáng kể sâu, bệnh phát sinh gây hại.

Bên cạnh đó công tác phun thuốc bảo vệ thực vật được tiến hành kịp thời, phun đồng loạt, tập trung, nông dân tuân thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của cán bộ chuyên môn nên công tác phòng trừ đạt hiệu quả cao, số lần phun thuốc giảm hơn so với đối chứng 4 lần phun.

Năng suất tăng, sâu bệnh giảm

Tại xã Vân Lĩnh (Thanh Ba):

Hộ ông Mai Ngọc Chiến có 1ha, qua 4 lần hái đã thu được 16.209kg búp (ở lô đối chứng chỉ đạt 1.459kg) tăng 14,9%, hộ ông Nguyễn Tiến Trường (0,5ha) tăng 16,1%,  hộ bà Nguyễn Thị Hoa (0,5ha) tăng 15,4%, hộ ông Nguyễn Văn Điện (đạt 16.620kg/ha) tăng 16,4%, bình quân toàn mô hình  3ha đã thu được 16.161 kg, đối chứng 13.161kg, tăng 15,7%/ha.

Qua sơ bộ hạch toán kinh tế đã cho thấy mô hình phù hợp với sản xuất của nông dân, năng suất tăng đạt năng suất tối đa của giống chè, năng suất tăng dần theo các lứa hái, lứa hái 1 năng suất tăng so với đối chứng thấp nhất (tăng 1,5 – 4,2%), lứa hái 2 tăng so với đối chứng 6 – 8,9%, cao nhất là lứa hái 3 (tăng 25,4 – 27,2%); số công lao động giảm, số lần phun thuốc giảm, lợi nhuận mang lại cao, cho lãi 31.403.000 đồng/ha, cao hơn so với ngoài mô hình là 13.436.000 đồng/ha.

Tại  xã Võ Miếu (Thanh Sơn):

Không trồng cây che bóng, lô đối chứng sâu bệnh gây hại nặng, xuất hiện thường xuyên, nên  số lần phun thuốc mỗi lứa hái từ 2-3 lần.

Tuy nhiên trong mô hình sử dụng phân bón chuyên dùng Văn Điển chè đanh búp, ngoại hình của các mẫu chè có thoáng tuyết, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, số lần phun thuốc giảm so với lô đối chứng trong 3 lứa hái là 2 lần.

Kết quả năng suất chè qua 3 lứa hái do bón phân chuyên dùng NPK 4.1.2 Văn Điển tăng dần theo các lứa hái, lứa hái 1 năng suất tăng so với đối chứng thấp nhất (tăng 3,3%), lứa hái 2 tăng so với đối chứng 7,7%, cao nhất là lứa hái 3 (tăng 15,2%).

Qua 3 lứa hái nương chè sử dụng phân NPK4.1.2 Văn Điển cho hiệu quả kinh tế cao hơn nương chè bón phân theo tập quán, cho lãi 18.379.000 đồng, cao hơn so với đối chứng là 8.243.000 đồng/ha.

Theo Ông Hoàng Văn Tại - Tổng Giám đốc Công ty CP Phân lân Văn Điển, do phân chuyên dùng Văn Điển chứa đủ và cân đối dinh dưỡng đa, trung, vi lượng nên hàm lượng chất khô trong búp chè tăng cao vì vậy năng suất chè sẽ còn tăng ở khâu sao chè.

Theo kinh nghiệm các đơn vị đã sử dụng phân chuyên dùng Văn Điển, khi sao chè sẽ chỉ tốn khoảng 4 - 4,25kg búp tươi để được 1kg búp khô, trong khi chè canh tác theo truyền thống phải 5kg búp tươi mới cho 1kg chè khô.

Kết quả năng suất chè qua 3 lứa hái do bón phân chuyên dùng NPK 4.1.2 Văn Điển tăng dần theo các lứa hái, lứa hái 1 năng suất tăng so với đối chứng thấp nhất (tăng 3,3%), lứa hái 2 tăng so với đối chứng 7,7%, cao nhất là lứa hái 3 (tăng 15,2%).

Qua 3 lứa hái nương chè sử dụng phân NPK4.1.2 Văn Điển cho hiệu quả kinh tế cao hơn nương chè bón phân theo tập quán, cho lãi 18.379.000 đồng, cao hơn so với đối chứng là 8.243.000 đồng/ha.  


Có thể bạn quan tâm

Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng Đạt Hiệu Quả Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng Đạt Hiệu Quả

Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen

23/06/2011
Cuộc Sống Trong Vùng Lũ Của Người Dân Miền Trung Cuộc Sống Trong Vùng Lũ Của Người Dân Miền Trung

Lũ bất ngờ lên nhanh khiến hàng nghìn nhà dân ở miền Trung bị ngập trong nước, giao thông bị chia cắt, đời sống khốn đốn. Tại tỉnh Quảng Trị, sáng 17/10 đã có gần 14.000 ngôi nhà bị ngập, nơi sâu nhất lên tới 2,5m

21/10/2011
Hải Dương Mở Rộng Diện Tích Giống Lúa Kháng Rầy Hải Dương Mở Rộng Diện Tích Giống Lúa Kháng Rầy

Hải Dương đã tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao nhằm khuyến cáo, mở rộng diện tích giống lúa kháng rầy.

16/03/2012
Cà Mau: Tôm Chết Hàng Loạt, Người Nuôi Tôm Lao Đao Cà Mau: Tôm Chết Hàng Loạt, Người Nuôi Tôm Lao Đao

Tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nhất trên diện tích nuôi công nghiệp ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời… với thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với hơn 30 ha nuôi tôm công nghiệp của 50 hộ dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng

26/06/2011
Khắc Phục Hạn Chế Để Phát Triển Ngành Nghề Nông Thôn Khắc Phục Hạn Chế Để Phát Triển Ngành Nghề Nông Thôn

Sáng ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua 5 năm triển khai, việc phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế

31/10/2011