Thương lái đổ xô mua cau non xuất sang Trung Quốc

Thông thường từ giữa tháng 9 hàng năm mới là vụ thu hoạch cau. Không hiểu sao, vụ cau năm nay từ giữa tháng 8 mà thương lái đã về tận vùng cao thuyết phục bà con hái cau non bán cho họ. Nhiều điểm đặt bảng giá thu mua cau dọc theo tuyến đường từ huyện Sơn Hà về Sơn Tây, với giá dao động từ 14.000 - 16.000đ/kg.
Các thương lái đi xe máy về tận các làng vùng cao Quảng Ngãi thu mua cau non. Họ cũng chưa lý giải được vì sao phía Trung Quốc mua trái cau non với giá cao bất thường. Theo người dân nơi đây, nếu như chính vụ năm ngoái, mỗi kg cao nhất chỉ bán được 5.000đ thì nay thương lái mua cau non với giá cao gấp ba lần.
Ông Bùi Đức Thạch, Chủ tịch UBND xã Sơn Dung (huyện Sơn Tây) cho biết, xã Sơn Dung trồng nhiều cau nhất huyện. Toàn xã còn khoảng 60 ha cau lâu năm, hộ trồng ít nhất vài trăm cây, nhiều nhất 6.000 cây. Những năm trước do giá cau rẻ, nhiều hộ dân chặt bỏ bớt để trồng cây keo, mì.
Có thể bạn quan tâm

Anh Đặng Thành Thơm ở xã Bình Thạnh (TX Hồng Ngự - Đồng Tháp) đã nói như vậy khi chuyển từ ươm nuôi cá tra giống sang nuôi cá thác lác cườm thời gian qua.

Ấp 7 (xã Bình Sơn) có khoảng 280 hộ dân thì có đến 200 hộ nuôi gà ta. Trong đó, gần 100 hộ nuôi với quy mô lớn, từ vài ngàn đến cả chục ngàn con/lứa. Đây là nơi cung cấp gà ta lớn nhất tỉnh và nghề này đã giúp nhiều người trong ấp trở nên khá giả.

Gạt mất mát, những người nuôi tôm vùng lũ đang “gượng dậy” khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là thiếu vốn, bởi nhiều tỷ đồng đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ…

Không ngoa chút nào khi gọi ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) là thủ phủ gà ta của Đồng Nai. Bởi trong một năm, ấp này cung cấp cho thị trường khoảng 1 triệu con gà ta.

Trong thời gian qua, đầu ra của lúa giống bấp bênh, loay hoay mãi với trò rượt đuổi của thị trường. Trước thực trạng trên, mô hình sản xuất lúa giống có liên kết với Công ty Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang ra đời, đáp ứng nhu cầu thực tại cho đầu ra sản phẩm, người nông dân có cuộc sống ổn định, vươn lên giàu có.