Mô hình trồng rau theo công nghệ kết hợp tăng năng suất, giảm công chăm sóc
Hộ trồng rau của ông Nguyễn Văn Thanh (xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) được chọn thực hiện dự án với vốn đầu tư 175 triệu đồng trên diện tích trồng 1.000m2.
Trong đó, 50% vốn do chủ vườn đầu tư, 50% vốn do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN hỗ trợ.
Sau hơn 1 năm triển khai, theo đánh giá của Sở KH-CN, mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rau và có thể nhân rộng cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
Trồng rau theo mô hình kết hợp phân bón khoáng chất Nano của Đức, hệ thống lưới ngăn côn trùng nguy hại và công nghệ tưới nhỏ giọt Israel theo hướng VietGap tại hộ ông Nguyễn Văn Thanh.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, mô hình này giúp người trồng rau giảm đáng kể công chăm sóc.
Ví dụ, với diện tích 1.000m2 trồng rau, các nhà vườn phải sử dụng 10 công nhân, làm việc liên tục 8 - 10 tiếng/ngày. Nhưng trồng hành và rau theo mô hình mới chỉ cần 1 công nhân.
Hệ thống tưới nhỏ giọt Israel tự động phun nước nhỏ giọt nên cây rau luôn đủ độ ẩm, không mất công tưới. Hệ thống lưới ngăn giúp giảm đến 90% côn trùng gây hại, giúp nhà vườn giảm được khoảng 60% lượng thuốc bảo vệ thực vật và giảm công phun thuốc.
Do đó, rau khi thu hoạch đều đạt tiêu chuẩn theo hướng VietGap.
Đặc biệt, năng suất rau trồng theo mô hình này cũng tăng lên đáng kể.
Chẳng hạn, 1 luống rau xà lách hoặc hành lá nếu trồng bằng phương pháp thông thường chỉ thu hoạch được 50kg, nếu trồng theo phương pháp này thì sản lượng có thể tăng thêm được 20 - 25kg/luống.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh đặc thù miền núi, UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai mô hình trồng nấm. Sau gần ba năm thực hiện, từ hiệu quả kinh tế cao, nghề trồng nấm đã mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn.
Đầu năm 2015, gia đình chị Đỗ Thị Diễm Vân ở thôn Phước Thiện 3 (xã Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận) đầu tư 300 triệu đồng mua máy liên hợp thu hoạch bắp phục vụ sản xuất.
Theo tổng hợp từ Sở NN&PTNT, đợt nắng hạn gay gắt vừa qua đã làm trên 2.260 ha chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%; gần 850 ha chè coi như “xóa sổ” hoàn toàn. Tại các vùng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người dân và chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp “cứu chè”.
Là loại cây ăn quả dễ trồng, phù hợp với trình độ thâm canh của đồng bào miền núi, với thị trường sẵn có, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) dự định sẽ phát triển giống dứa Cayenne (thơm Tây) nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.
Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản vừa cấp phép cho trái xoài Đồng Nai xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn để xoài Đồng Nai thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện “cần và đủ” về tiêu chuẩn, ngoài ra còn phụ thuộc rất lớn quá trình sản xuất của nông dân.