Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi nông dân thực hành chăn nuôi tốt

Khi nông dân thực hành chăn nuôi tốt
Ngày đăng: 27/09/2015

Theo Ban Quản lý LIFSAP Lâm Đồng, từ năm 2010 trở về trước, nhiều khu vực chăn nuôi trong tỉnh Lâm Đồng phát triển phân tán, nhỏ lẻ với 4 - 6 con heo/hộ/lứa.

Đa số có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, nhưng thay vì chú trọng các biện pháp kỹ thuật an toàn sinh học thì các hộ chăn nuôi vẫn áp dụng theo các phương pháp chăn nuôi truyền thống như:

Chăn nuôi heo bên cạnh với các gia súc, gia cầm khác; chưa xây dựng hố khử trùng, hố ủ phân, hố biogas; tiêm phòng vật nuôi không đầy đủ; chăn nuôi tự cung tự cấp con giống chất lượng không cao...

Bên cạnh đó, người chăn nuôi rất ít thời gian được tham gia tập huấn về khoa học kỹ thuật chăn nuôi, chưa gắn lý thuyết với thực hành; các dịch vụ thú y cơ sở còn hạn chế; thị trường đầu ra chủ yếu phụ thuộc vào các thương lái buôn bán nhỏ.

Có tất cả hơn 370 điểm giết mổ ở quy mô hộ gia đình chỉ đạt công suất giết mổ 3 - 5 con/điểm/ngày, nhưng lại thiếu các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định.

Toàn tỉnh Lâm Đồng có gần 65 chợ bán thực phẩm tươi sống, trong đó hầu hết các sản phẩm thịt giết mổ không được kiểm tra các điều kiện vệ sinh thú y và kiểm dịch an toàn...

Tiêu độc khử trùng định kỳ cho đàn heo GAHP Lâm Đồng

Để từng bước khắc phục tình trạng chăn nuôi thiếu bền vững, Dự án LIFSAP Lâm Đồng khi vào giai đoạn đầu đã thực hiện điều tra, khảo sát, lựa chọn hộ chăn nuôi hội đủ các điều kiện thực hành theo tiêu chuẩn GAHP.

Kết quả đến quý 3/2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng quyết định thành lập 4 vùng GAHP tại 4 huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lâm với 800 hộ chăn nuôi tham gia.

Trong 5 năm qua (2010 - 2015), tại 4 vùng GAHP này, Dự án LIFSAP Lâm Đồng triển khai gần 360 lớp tập huấn về quy trình GAHP, về công tác thú y, kỹ thuật giết mổ gia súc, tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm... với hơn 10.450 lượt người tham gia.

Đồng thời tổ chức 160 hội nghị, hội thảo đánh giá về hoạt động phát triển GAHP, hoạt động giết mổ gia súc và kinh doanh doanh thực phẩm tươi sống với gần 6.800 lượt người tham dự.

Ngoài ra còn tổ chức 3 đợt cho các hộ chăn nuôi trực tiếp ra ngoài tỉnh Lâm Đồng trao đổi, học tập kinh nghiệm chăn nuôi tại các vùng GAHP ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An...

Đặc biệt, Dự án đã hỗ trợ từng mô hình chăn nuôi trên địa bàn gồm: mức tối đa 5,6 triệu đồng/hộ cho 40 hộ chăn nuôi mẫu và 2 triệu đồng/hộ cho 725 hộ chăn nuôi thành viên cùng đầu tư sửa chữa chuồng trại;

200USD/hộ cho 990 hộ chăn nuôi xây dựng 305 hầm biogas và 685 hố ủ phân; trang bị dụng cụ chăn nuôi và các thiết bị an toàn sinh học cho 800 hộ chăn nuôi như: máy bơm, bình xịt thuốc khử trùng, xe rùa, máng ăn, máng uống...

Dự án còn triển khai với nguồn kinh phí đáng kể khác để xây dựng, nâng cấp 28 cơ sở giết mổ và 26 khu chợ bán thực phẩm tươi sống, từ đó hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ổn định tại 4 vùng GAHP trong tỉnh Lâm Đồng. Qua kiểm tra, giám sát nhiều đợt, đến nay đã có 770 hộ chăn nuôi ở Lâm Đồng được cấp Chứng nhận chăn nuôi an toàn.

Thống kê giai đoạn 2010 - 2015 với các hợp phần hỗ trợ nói trên, Dự án LIFSAP Lâm Đồng đã giải ngân hơn 86,6 tỷ đồng, trong đó gồm nguồn vốn IDA (gần 72,6 tỷ đồng), vốn ngân sách của tỉnh (hơn 6,2 tỷ đồng) và vốn tư nhân đóng góp (hơn 7,8 tỷ đồng).

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Ban Quản lý LIFSAP Lâm Đồng đánh giá: “Các hoạt động của Dự án đã góp phần thay đổi tư duy, quan điểm và hành vi chăn nuôi an toàn trong và ngoài 4 vùng GAHP ở Lâm Đồng. Những lợi ích mang lại từ Dự án phù hợp với chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng nói riêng, của cả nước nói chung...”.

Từ nay đến năm 2018, LIFSAP Lâm Đồng tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ đào tạo các hộ gia đình thực hành chăn nuôi tốt; hỗ trợ cơ quan thú y các cấp trong việc kiểm tra, giám sát quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm từ trang trại đến lò mổ và các chợ thực phẩm tươi sống, nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi GAHP trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Điêu Đứng Vì Bắp Lai Điêu Đứng Vì Bắp Lai

Bắp chuẩn bị đến mùa thu hoạch bỗng dưng héo rũ rồi chết khô trong khi hàng trăm hecta bắp khác không cho trái hoặc có trái nhưng lại không có hạt

22/06/2013
Điêu Đứng Vì Tôm Điêu Đứng Vì Tôm

Thời gian gần đây, những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đứng ngồi không yên khi tôm chết liên tục (tỉ lệ chết hơn 70%). Theo các ngành chức năng, nguyên nhân tôm chết không phải do dịch bệnh mà do thời tiết nắng nóng gay gắt.

06/06/2013
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Luân Canh Cá - Lúa Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Luân Canh Cá - Lúa

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên cùng đơn vị diện tích, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang kết hợp Trạm Khuyến nông huyện Cai Lậy tổ chức thí điểm mô hình nuôi luân canh cá-lúa ở ấp Bắc, xã Tân Phú bước đầu mang lại kết quả khả quan.

26/10/2013
Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Đạt Giá Trị Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Đạt Giá Trị Kinh Tế Cao

Dọc theo con đường nhựa nằm uốn mình bên cạnh các sườn núi và có những điểm lên đồi xuống vực tạo cho chúng tôi một cảm giác chơi vơi nhưng rồi địa điểm chúng tôi cần cũng đã hiện ra trước mắt, đó chính là trang trại nuôi heo (lợn) rừng của ông Đoàn Văn Đệ - thôn 8 xã Nam Bình - huyện Đắk Song

23/06/2013
Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động

Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam.

06/06/2013