Khảo nghiệm chọn các giống lúa có triển vọng
Các đại biểu tham gia hội thảo đánh giá bộ giống lúa sản xuất trong vụ thu đông 2015.
Đến nay, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản TP Cần Thơ hợp tác với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành trồng khảo nghiệm 16 giống lúa (trong đó có 2 giống lúa đối chứng) tại xã Thới Tân trong 2 vụ lúa đông xuân 2014 - 2015 và thu đông 2015
. Qua trồng khảo nghiệm sẽ chọn một số giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh… để phổ biến ra cho nông dân TP Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Trong 16 giống lúa trồng khảo nghiệm trong vụ thu đông 2015, cán bộ ngành nông nghiệp, nông dân đã đánh giá và chọn ra 10 giống lúa có chất lượng gồm: OM 9921, OM 11, OM 9582, OM 9584, OM 22, OM 9915, OM 10636, OM 7167, OM 189 và OM 178.
Chương trình đánh giá giống lúa này nằm trong triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng hệ thống sản xuất và cung ứng giống lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng tại TP Cần Thơ" đã được UBND thành phố phê duyệt.
Đề án do Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản TP Cần Thơ quản lý và phối hợp với các viện, trường thực hiện, với các nội dung trọng tâm như: nâng cao năng lực cho các HTX sản xuất lúa giống, sản xuất giống xác nhận và nguyên chủng có trợ giá 40% cho nông dân sản xuất "cánh đồng lớn", khảo nghiệm các giống lúa có triển vọng…
Có thể bạn quan tâm
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hôm nay (7/5), tại huyện Mouangphin, tỉnh Savanakhet, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty cổ phần Quasa-Geruco đã làm lễ ra quân khai thác mủ cao su đầu tiên. Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào Việt Nam đến dự.
Với mục tiêu ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp ốc hương với tu hài góp phần tăng thu nhập và nâng cao trình độ nuôi trồng thủy sản cho cộng đồng dân cư ven biển, sau 2 năm triển khai, sáng 9/5, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu kết quả dự án.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cho người dân, Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng - Nam Định) đã xác định hướng phát triển kinh tế của địa phương là phát huy lợi thế giáp biển, nhiều đầm bãi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm qua, phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) tuy vẫn ở mức tiềm năng, nhưng đã góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân địa phương.
Gần 1 năm trước, Công ty cổ phần Trứng cá tầm Việt Nam đưa 140.000 trứng cá tầm lên nuôi ương ở hồ thủy điện Tuyên Quang thuộc địa bàn xã Khuôn Hà (Lâm Bình - Tuyên Quang). Đến nay, trọng lượng mỗi con cá tầm đã đạt trung bình từ 1,5 đến 2 kg, mở hướng phát triển kinh tế mới đối với huyện vùng cao này.