Thực Hiện Quyết Liệt Việc Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc Ở Hà Nội

Tuyệt đối không được dấu dịch, không bán chạy gia súc mắc dịch hoặc nghi mắc dịch, không vứt xác gia súc ra môi trường.
Đây là những nội dung UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã cần tổ chức tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng.
UBND các quận, huyện, thị xã, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn quản lý, giám sát chặt chẽ đàn gia súc trên địa bàn quản lý, thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi có dịch xảy ra, không để lây lan ra diện rộng.
Chỉ đạo các phòng chức năng, các cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh; xử lý nghiêm đối với các địa phương để xảy ra dịch bệnh do chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; phân công và giao trách nhiệm từng thành viên Ban Chỉ đạo; chủ động bố trí kinh phí để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch ngay từ đầu...
UBND TP chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chỉ đạo lực lượng thú y theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh đến tận thôn xóm, hộ gia đình, phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Đồng thời chỉ đạo Chi cục Thú y chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tăng cường hoạt động của các chốt kiểm dịch liên ngành của thành phố, nghiêm cấm việc vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm của lợn từ những nơi có dịch, không rõ nguồn gốc, nghi bị dịch ra, vào thành phố; phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm...
Có thể bạn quan tâm

Chỉ trồng 80 nọc tiêu nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Lập ở khu phố Ninh Thành, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã phải mua 6 triệu đồng hom tiêu giống Ấn Độ lá to. Anh Lập cho biết, hiện tiêu giống Ấn Độ xanh lá to có giá 400 ngàn đồng/trụ, bằng giống tiêu Trung và cao hơn giống tiêu Vĩnh Linh 100 ngàn đồng/trụ.

Thời điểm này, nông dân trồng đậu phộng trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đang bước vào kỳ thu hoạch rộ, năng suất đạt từ 30 - 35 giạ/công, giá bán hiện tại ở mức ổn định 255.000 đồng/giạ. Nhiều nông dân cho biết, với giá này có thể thu lợi nhuận từ 3 - 4 triệu đồng/công.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện tại, tuy tình hình dịch hại trên cây mía có xu hướng giảm do bà con nông dân chủ động phòng ngừa ngay từ đầu vụ, tuy nhiên, với diễn biến thời tiết phức tạp (nắng mưa xen kẽ), đặc biệt là các trà mía trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ 6 - 7 tháng tuổi và đang trong quá trình vươn lóng.

Tại các tỉnh Đông Nam bộ, thời điểm trung tuần tháng 6 này, giá hồ tiêu đang lên rất cao, đạt mức 240.000 đồng/kg. Theo đó, tại các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng (Bình Phước), Xuyên Mộc, Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), Xuân Lộc (Đồng Nai)… trong 10 ngày qua, thương lái đang “lùng sục” thu mua tiêu đen nhưng hàng trong dân không còn nhiều.

Vụ hè thu 2015, nông dân xã Hòa Bình (Chợ Mới, An Giang) xuống giống 150 héc-ta mè, tăng 60 héc-ta so năm trước. Hiện nay, nông dân thu hoạch dứt điểm 100% diện tích xuống giống, năng suất từ 150 - 180 kg/công. Với giá từ 38.000 - 40.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi công mè mang lại lợi nhuận từ 4 - 5 triệu đồng.