Bão Đang Hướng Về Bờ Biển Từ Quảng Trị - Quảng Nam

Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định từ ngày mai (18/9) gió sẽ mạnh dần lên cấp 6-7.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 10h ngày 17/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km.
Đến 10h ngày 18/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam khoảng 200 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 10h ngày 19/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ kinh Đông, trên vùng biển ven bờ các tỉnh Quảng Trị – Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động rất mạnh.
Vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Bình – Bình Định từ sáng mai (18/9), gió sẽ mạnh dần lên cấp 6 – 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động rất mạnh. Khu vực các tỉnh Nghệ An đến Khánh Hòa từ ngày mai có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.
Ngoài ra do ảnh hưởng của gió tây nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, góp phần giảm chi phí đầu vào, hạn chế sâu bệnh hại, tăng năng suất cây tiêu… Trạm Khuyến nông huyện Chư (Gia Lai) Sê phối hợp với Phòng Kinh tế Hạ tầng, UBND các xã Dun, Ia Tiêm thực hiện “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel kết hợp bón phân qua nước cho cây hồ tiêu”.

Các giống lúa được Viện sản xuất thuộc nhóm giống lúa chủ lực, nhóm giống lúa nếp và thơm, nhóm giống lúa chất lượng cao và nhóm giống lúa chống chịu mặn phục vụ bố trí sản xuất, hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo đề nghị của Cục Trồng trọt, các doanh nghiệp đang thực hiện cánh đồng lớn ở ĐBSCL, Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Trang trại 5 ha cây - con khép kín ở thị trấn Thạnh Mỹ, Đơn Dương (Lâm Đồng) không chỉ là nơi trao đổi kinh nghiệm của nông dân quanh vùng, mà còn là nơi nghiên cứu thực tế của sinh viên nhiều trường đại học trong nước.

Những ngày này, hàng ngàn hécta cau trong tỉnh Quảng Ngãi đang bước vào cuối vụ thu hoạch. Nếu như các năm trước, cuối vụ giá cau luôn ở mức cao và luôn trong tình trạng khan hàng, thì năm nay giá cau xuống thấp kỷ lục, nhưng vẫn không tiêu thụ được. Người trồng và thu mua cau đau đầu với loại cây trồng đặc thù này.

Tính đến hết tháng 2 năm 2014, toàn huyện Tân Châu (Tây Ninh) hiện đã xuống giống trên 2.100 ha cây mì. Chỉ riêng trong tháng 2 đã xuống giống trên 790 ha mì.