Tăng Liên Kết Trong Ngành Chăn Nuôi
Hà Nội là địa phương có đàn gia súc, gia cầm lớn với khoảng 150.000 con bò; 1,4 triệu con lợn và 19 triệu con gia cầm. Tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất ra thị trường vào khoảng 390.000 tấn/năm, đáp ứng 60 - 65% nhu cầu của nhân dân TP.
Nhưng, từ nhiều năm qua, ngành chăn nuôi của Hà Nội vẫn ở trong tình trạng sản xuất manh mún, quy mô nhỏ, thiếu tính liên kết, bền vững.
Nhận thấy sự bất hợp lý này, từ năm 2011, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã tham mưu cho TP ban hành các chính sách về tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở chăn nuôi; đồng thời phối hợp với Phòng Kinh tế các huyện, thị xã tăng cường quản lý vùng, xã chăn nuôi trọng điểm. Đặc biệt, Trung tâm đã đứng ra làm cầu nối để các doanh nghiệp ký kết, tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở chăn nuôi như: Công ty CP Sàn giao dịch rau quả & thực phẩm an toàn Hà Nội; Công ty CP Tư vấn dịch vụ và thương mại nông sản thực phẩm nông thôn; Công ty CP Ứng dụng phát triển công nghệ sinh học Việt Nam; Công ty TNHH dịch vụ thương mại Quốc tế Victory Asean.
Theo ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, đến thời điểm này, TP đã có 10 Chi hội chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó là chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ trứng gà Tiên Viên; chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ thịt lợn hữu cơ của trang trại Bảo Châu, Sóc Sơn. Hiện, Trung tâm đang tiếp tục triển khai 8 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm gồm:
Gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, vịt cỏ Vân Đình, vịt Đại Xuyên, gà mía Sơn Tây, thịt bò hữu cơ Bảo Châu... Ông Tường cho biết, mục đích của việc liên kết không chỉ giúp người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm mà quan trọng hơn, Trung tâm muốn đưa các sản phẩm có nguồn gốc đến người tiêu dùng Thủ đô; đồng thời giúp người chăn nuôi xây dựng được những thương hiệu sản phẩm.
Về vấn đề này, ông Hoàng Thanh Vân - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, đây mới là kết quả bước đầu, ngành chăn nuôi Hà Nội cần phải thực hiện nhiều giải pháp hơn nữa để đáp ứng nguyện vọng của người dân.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội mới chỉ có 20% cơ sở giết mổ quy mô, 80% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, vì vậy, chất lượng thực phẩm đang bị đe dọa. Trong khi đó, các cơ sở đua nhau cạnh tranh, sản phẩm bị ép giá, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và thu nhập của người chăn nuôi, đây được coi là thách thức lớn.
Bên cạnh đó, nhu cầu thực phẩm của TP rất lớn và đòi hỏi cao nên việc hình thành, phát triển nhiều các trang trại chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu, trong đó cần nhân rộng sản xuất theo quy trình sinh học, ứng dụng công nghệ mới để đạt hiệu quả cao; đồng thời đưa giết mổ, chế biến vào quy hoạch tập trung.
Về liên kết chăn nuôi - tiêu thụ, cần thường xuyên đánh giá và rà soát để có những giải pháp kịp thời đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các bên: Người chăn nuôi, doanh nghiệp, người tiêu dùng, góp phần vào việc sắp xếp sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng ổn định, bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.
Những ngày đầu tháng 8, khách đến tham quan vườn tiêu của ông Trần Văn Chỉnh, thôn Đồng Xuân, Lộc Điền khá đông. Ông Chỉnh là phục viên quân đội sống gần 30 năm ở Đức Cơ, Gia Lai - người đầu tiên mang cây tiêu về quê trồng thử vào cuối năm 2007, với 200 gốc tiêu, chỉ một thời gian ngắn, cây tiêu phát triển tốt. Năm sau, ông tiếp tục trồng thêm, đến nay vườn tiêu hơn 1 ha trồng hơn 1.000 gốc tiêu.
Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã cung ứng cho nông dân trong vùng bị nhiễm các loại bệnh gây hại cho cây lúa 500 chai và 200 gói thuốc bảo vệ thực vật, tổng trị giá trên 8 triệu đồng; đồng thời, Trạm phối hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các xã, vận động, tuyên truyền nông dân theo dõi dịch bệnh gây hại và kịp thời xử lý, tránh để các loại bệnh gây hại cây trồng, thiệt hại đến năng suất.
Vài năm trở lại đây, Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp (xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng) đã xây dựng nhiều mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, mang lại nguồn thu nhập chính đáng và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phong trào hoạt động của Hội.
Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ, sẽ có hiệu lực vào ngày 25/8 tới.