Số Tôm Nuôi Bị Chết Tăng Gấp 3 Lần

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã có hơn 27.000 ha tôm nuôi bị chết, tăng gần gấp 3 lần năm 2012. Nguyên nhân do việc chuẩn bị con giống, ao nuôi để thả nuôi ở tỉnh Bạc Liêu vẫn còn nhiều nan giải.
Kết quả hơn 30 mẫu nước trong các ao, vuông nuôi tôm thì có 4 mẫu bị nhiễm khuẩn không thể thả nuôi tôm được. Đã hơn 10 năm chuyển dịch nghề nuôi tôm trở thành kinh tế mũi nhọn của Bạc Liêu, nhưng con giống và hệ thống thủy lợi còn quá nhiều bất cập. Nhiều năm nay, việc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất con giống của ngành thủy sản hầu hết vẫn còn nằm trên giấy. Các cơ sở sản xuất con giống hiện có đều của tư nhân, và mỗi năm cũng chỉ cung ứng cho thị trường tại chỗ chưa đến 15% sản lượng con giống để thả nuôi. Toàn bộ con giống còn lại phải nhập từ ngoài tỉnh và số lượng con giống được qua kiểm dịch chỉ ''đếm trên đầu ngón tay''.
Hiện nay, cơ quan quản lý ở Bạc Liêu đang ''đau đầu'' vì ''tôm cà rem'', đặc biệt là đối với tôm thẻ chân trắng. Có nhiều người đi về vùng nông thôn rao bán từng bọc tôm giống thẻ chân trắng đựng trong thùng, giống như rao bán cà rem với giá rất rẻ. Người nuôi không thể nào biết các bọc tôm giống này được sản xuất từ cơ sở nào và ở đâu, vì không hề có nhãn hiệu ghi xuất xứ nguồn gốc.
Đối với người nuôi tôm, do muốn gỡ vốn nhanh nên đã bất chấp các khuyến cáo của ngành chuyên môn, thấy giống rẻ là mua và thả nuôi, không cần biết đến hậu quả gây tổn hại đến môi trường vùng nuôi tôm. Khi tôm bị chết thì vội tháo nước trong ao ra thẳng kênh rạch, hậu quả làm lây lan ra diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi tại các chợ ở trung tâm thành phố Long Xuyên (An Giang), cá linh đầu mùa giá cao, hút hàng thì tại các địa phương đầu nguồn, người nghèo đánh bắt nhỏ lẻ không tiêu thụ dễ dàng nguồn lợi "trời cho" này.

Ngày 29/7/2014, Công ty Điện lực Trà Vinh phối kết hợp với Phòng Công thương huyện Duyên Hải, UBND xã Long Vĩnh, Ngũ Lạc, Dân Thành và xã Đông Hải tiến hành bàn giao hướng tuyến và cọc mốc công trình cấp điện khu vực huyện Duyên Hải năm 2014.

Cùng với những chính sách của Chính phủ hỗ trợ ngư dân có tính chất ưu đãi nhất từ trước đến nay, vào lúc này, tại các địa phương, nhiều giải pháp cũng đang được triển khai nhằm nâng cao đời sống của ngư dân. Một trong những giải pháp đó là tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.

Anh Vũ Thế Phong (trong ảnh), thôn Thượng Bản, xã Quyết Thắng (Sơn Dương - Tuyên Quang) là đoàn viên năng động trong phát triển kinh tế. 32 tuổi, anh đã là chủ một cơ ngơi khang trang hàng tỷ đồng, với mô hình chăn nuôi gà và làm nghề giò chả, thu nhập mỗi năm vài trăm triệu đồng.

Hoa hướng dương từ lúc xuống giống cho tới khi được thu hoạch mất gần 2 tháng, với giá bán ổn định tại vườn từ 6.000 – 7.000 đ/cành như hiện nay, một sào hoa hướng dương sẽ cho doanh thu khoảng 60 triệu đồng, trừ chi phí, bà con nông dân thu lãi không dưới 30 triệu.