Thực Hiện Quyết Liệt Việc Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc Ở Hà Nội

Tuyệt đối không được dấu dịch, không bán chạy gia súc mắc dịch hoặc nghi mắc dịch, không vứt xác gia súc ra môi trường.
Đây là những nội dung UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã cần tổ chức tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng.
UBND các quận, huyện, thị xã, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn quản lý, giám sát chặt chẽ đàn gia súc trên địa bàn quản lý, thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi có dịch xảy ra, không để lây lan ra diện rộng.
Chỉ đạo các phòng chức năng, các cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh; xử lý nghiêm đối với các địa phương để xảy ra dịch bệnh do chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; phân công và giao trách nhiệm từng thành viên Ban Chỉ đạo; chủ động bố trí kinh phí để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch ngay từ đầu...
UBND TP chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chỉ đạo lực lượng thú y theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh đến tận thôn xóm, hộ gia đình, phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Đồng thời chỉ đạo Chi cục Thú y chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tăng cường hoạt động của các chốt kiểm dịch liên ngành của thành phố, nghiêm cấm việc vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm của lợn từ những nơi có dịch, không rõ nguồn gốc, nghi bị dịch ra, vào thành phố; phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm...
Related news

Gia đình anh Hoàng Văn Thái, bản Trại Sông, xã Canh Nậu (Yên Thế - Bắc Giang) nuôi gà thả vườn nhiều năm nay. Với cách nuôi gối lứa, nhà anh luôn duy trì từ 2.000 đến 4.000 con tùy theo thời điểm. Anh Thái cho biết: "Sau khi bán lứa gà thương phẩm vào giáp Tết Nguyên đán, tôi quét dọn vệ sinh sạch sẽ, phun hóa chất, rắc vôi bột tiêu diệt mầm bệnh rồi để trống vườn khoảng 20 ngày. Vừa qua, tôi vào lứa gà mới với 2.000 con gà ri lai và mía lai".

Trong vòng một tháng trở lại đây, giá bán gà, vịt các loại tại các chợ trên địa bàn Hậu Giang đã tăng thêm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Cụ thể, tại chợ Vị Thanh (Hậu Giang), gà thả vườn có giá 85.000 đồng/kg loại 1,2-2kg, gà vườn 2kg trở lên có giá 95.000 đồng/kg.

Ngày 5/3, đại diện cơ quan chức năng huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, chỉ tính những ngày cuối tháng 2 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 vụ cháy mía lớn với diện tích gần 35ha, gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho bà con nông dân nơi đây

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa thẩm định, đồng ý cho thực hiện dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đất”, do kỹ sư Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh An Giang làm chủ nhiệm. Thời gian thực hiện từ tháng 3-2013 đến 3-2014.

Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.